Mở cửa trường học trong đại dịch

Đến nay, các tỉnh, thành đã thực hiện tiêu chí đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường học trực tiếp

Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Đảm bảo khoa học, an toàn, hiệu quả

Chính phủ thông qua việc mua vaccine COVID-19 tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

F0 mới giảm nhẹ, hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 tại TP.HCM đi học

Chuyên gia chia sẻ những lưu ý khi trẻ đi học trở lại trong bối cảnh COVID-19

Còn 9 tỉnh, thành phố chưa cho trẻ mầm non tới trường

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 15/2, 63/63 địa phương bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tổ chức cho học sinh đến trường học trực tiếp theo hướng dẫn, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục.

Với cấp Tiểu học: 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp (Hưng Yên chỉ tổ chức khối lớp 1; Vĩnh Long chỉ tổ chức khối lớp 5). 4 tỉnh, thành phố chưa tổ chức gồm: Hậu Giang, An Giang, Đà Nẵng, Tiền Giang. Tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp đạt 93,65%.

Hiện hầu hết các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch cho trẻ mầm non trở lại trường học trực tiếp trong tháng 2/2022. Cụ thể, với cấp mầm non: 54/63 tỉnh, thành phố cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. Tỷ lệ trẻ đến trường học trực tiếp đạt 85,71%.

Còn 9 tỉnh, thành phố chưa tổ chức gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang. Riêng Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang, Hà Nội dự định cho trẻ em mầm non đi học trong tháng 2 nhưng chưa xác định được thời gian cụ thể.

Trẻ chưa tiêm vaccine có nên đi học lại?

54/63 tỉnh, thành phố cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp

54/63 tỉnh, thành phố cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp

Hôm qua, sau hơn 9 tháng không đến trường do dịch COVID-19, 1 triệu trẻ mầm non, Tiểu học và học sinh lớp 6 tại TP.HCM đã được đi học trở lại. Dù vui mừng cho con trở lại trường, nhiều phụ huynh vẫn lo ngại nguy cơ đóng cửa trường học trong trường hợp tình hình dịch bệnh chuyển biến xấu.

Trao đổi về vấn đề này với báo Thanh Niên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, việc cho các em đi học lại là hoạt động cần thiết của thành phố: “Thành phố thì mong muốn các em đi học lại ổn định theo tinh thần linh hoạt thích ứng và việc đóng cửa trường hay không chúng tôi không nói trước được nhưng trong trường hợp xấu nhất, việc đóng cửa trường sẽ là phương án cuối cùng, chỉ bất khả kháng mới tính đến phương án này”. Theo ông, trường nào phát hiện nhiều ca F0 thì xử lý cục bộ trong trường đó, không có chuyện đóng cửa trường học như trước đây.

Trao đổi với báo Lao Động về vấn đề đón trẻ mầm non trở lại trường, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine COVID-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết.

Theo ông, hậu quả và hệ lụy của việc trẻ em không được đến trường, không được tương tác giữa trẻ với trẻ, tương tác giữa trẻ với thầy cô sẽ gây ra các khiếm khuyết về tinh thần và thể chất.

Đây cũng là quan điểm tương đồng với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF và UNESCO về việc dạy học tại châu Âu trong đại dịch COVID-19 vào cuối tháng 12/2021. 8 đề xuất gồm có:

- Trường học phải là nơi đóng cửa cuối cùng, mở cửa đầu tiên trong đại dịch.

- Xây dựng chiến lược xét nghiệm trong trường học.

- Đảm bảo có các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm hiệu quả.

- Bảo vệ sức khỏe tinh thần và nhu cầu xã hội của trẻ.

- Bảo vệ trẻ thuộc nhóm bên lề, dễ tổn thương nhất.

- Cải thiện môi trường học đường.

- Cho học sinh, trẻ vị thành niên tham gia vào quá trình ra quyết định.

- Thiết kế chiến lược tiêm chủng để trẻ được đi học đầy đủ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn