Chất thải rắn y tế chưa qua xử lý
Nghi vấn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị đổ trộm chất thải nguy hại
Nhức nhối chất thải y tế
Chôn chất thải nguy hại, một công ty bị phạt 100 triệu đồng
Chất thải y tế nguy hại vẫn kiểu quản lý "trên giấy"
Hiện nay cả nước có khoảng 14.186 cơ sở y tế các loại. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại.
Do đó công tác quản lý chất thải y tế đã được hình thành rõ nét, tuy nhiên, đối với các cơ sở y tế thuộc hệ y tế dự phòng, cơ sở đào tạo, các trạm y tế tuyến xã tổ chức chuyên môn về quản lý chất thải bảo vệ môi trường còn chưa thống nhất, thiếu nhân lực có trình độ nghiệp vụ.
Tại buổi họp, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường. Đặc biệt là công tác tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế để chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác quản lý chất thải y tế. Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành về bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế…
Cần phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh
Theo đó, việc kiện toàn hệ thống quản lý chất thải y tế từ Trung ương đến địa phương, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn là thực sự cần thiết. Đồng thời, truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp chính quyền, ban ngành, các cơ sở y tế và người dân trong việc xử lý chất thải y tế.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa công tác điều trị và dự phòng trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện với quản lý chất thải y tế nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Bình luận của bạn