Sữa Glico của Nhật đã được phân phối nguyên hộp tại Việt Nam nhưng nhiều phụ huynh vẫn tìm kiếm hàng xách tay không rõ nguồn gốc
Mẹo đơn giản phân biệt sữa bột thật và giả
Sữa mẹ bán trực tuyến có thể là sữa... giả?
Sữa giảm giá 50.000-70.000 đồng/ hộp khi được áp giá trần?
Thị trường sữa: Giá lên, chất lượng xuống
Chất lượng không ai kiểm soát
Theo lý giải của những người bán hàng, sữa xách tay chủ yếu do các tiếp viên hàng không, du khách đi du lịch nước ngoài mang về nên bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sữa, hàng xách tay không được kiểm tra trước khi ra thị trường nên không thể kiểm soát được chất lượng, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm... Nguy cơ hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái rất cao.
Tháng 3/ 2015 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã bắt giữ đối tượng Hồ Bảo Sơn về tội làm sữa giả. Công thức sản xuất sữa giả được Sơn khai sử dụng đường lạt, đường ngọt, bột sữa, chất tạo béo và hương liệu. Điều nguy hiểm là tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc do giá rẻ và dễ mua, được bán ở các cơ sở cung cấp bột sữa rẻ tiền. Sau khi cho vào máy trộn đều lên, các thành phần trong sữa tạo ra một loại bột sữa nhìn và cảm nhận khó phân biệt với bột sữa thật bằng mắt thường hay các giác quan, lại được đóng trong hộp kín in bao bì giống hệt sữa thật nên các bà mẹ khó có thể nhận ra trong lúc đi mua.
Chỉ cần lên google và tra cụm từ “sữa xách tay” có tới hơn 800 ngàn kết quả với hàng loạt sản phẩm đủ các nhãn hiệu nổi tiếng từ Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản… Điểm chung của những shop bán hàng hàng online như thế này đều là có người nhà ở Mỹ gửi về, nhờ người quen mua ở Đức có bill đầy đủ… Kèm theo hình ảnh sản phẩm là những dòng hướng dẫn sử dụng, công thức gồm các thành phần gì, chức năng của sản phẩm… Thực tế cho thấy các sản phẩm được gọi là xách tay này hầu như là không có nhãn phụ tiếng Việt. Với các thông tin bằng tiếng Anh các mẹ có thể dễ dàng dịch được, còn nếu là thông tin bằng tiếng Đức hay Nhật, để cho yên tâm các mẹ liền nhờ… Google dịch.
Không được đảm bảo khi gặp rủi ro
Một rủi ro mà rất nhiều người mua hàng xách tay là không được nhận sự đảm bảo về mặt hàng hóa khi gặp vấn đề. Lướt qua những diễn đàn, group trên Facebook thường thấy có những ông bố bà mẹ chia sẻ những băn khoăn khi cho con uống sữa xách tay như: “Mua sữa xách tay ở một cửa hàng nổi tiếng, về pha thấy sữa vón cục không biết có bị làm sao không các mẹ” hoặc “Con em uống sữa này được mấy hôm không hiểu sao cứ bị nôn trớ liên tục, không biết có phải do sữa hay không nữa”… Vậy là khi cha mẹ cho con uống sữa xách tay nếu không may chất lượng sữa không được đảm bảo thì cũng không biết phải hỏi ai, đành phải nhờ đến các “bà mẹ thông thái” trên mạng xã hội.
Nguồn hàng không ổn định
Điểm khiến nhiều bậc phụ huynh không yên tâm nhất khi mua sữa xách tay đó là do nguồn hàng không ổn định. Các loại sữa xách tay về theo đợt, có khi khan hàng cả tháng không có sữa. Nếu lỡ cho con uống sữa công thức hàng xách tay mà hết sữa đúng đợt khan hàng thì bố mẹ không biết làm cách nào. Không những vậy, nhiều shop còn trục lợi nhân cơ hội sữa khan hiếm còn đẩy giá sữa lên cao ngất khiến các bố mẹ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua được sữa cho con.
Cũng theo bà Nguyễn Phương Hoa - đại diện của một hãng sữa Nhật đang phân phối tại Việt Nam: “Hiện nay sữa Glico Icreo của chúng tôi đang phân phối trên thị trường Việt Nam là hàng Nhật nội địa được nhập khẩu nguyên hộp, được gắn tem vàng Sữa nội địa Nhật. Các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm mua sữa chính hãng cho con tại các cửa hàng mẹ và bé lớn trên toàn quốc”.
Bình luận của bạn