SUCKHOE+ Nuoc My-03
SUCKHOE+ Nuoc My-04
SUCKHOE+ Nuoc My-05
SUCKHOE+ Nuoc My-06
 

Lúc bắt đầu đại dịch, không ai hiểu đại dịch sẽ diễn ra như thế nào, họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì và cái giá phải trả cho nó là bao nhiêu. Cũng không ai có thể ngờ được, một quốc gia lớn như Hoa Kỳ, có thể mất 1 triệu người, vì một con virus bé xíu.

Các chuyên gia y tế đều nói rằng, tất cả các trường hợp tử vong là không thể tránh khỏi, do virus này mới và do khả năng lây lan nhanh, cùng những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, 1 triệu người chết là một con số đáng kinh ngạc với một quốc gia như Hoa Kỳ, và con số thực tế, chắc chắn sẽ lớn hơn do thống kê chưa đầy đủ.

Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm nhiều yếu tố. Có thể nhắc tới là do chính quyền không đánh giá hết được mối đe dọa của virus này nên các biện pháp an toàn phòng dịch không được tính tới. Có thể chắc chắn rằng, đó là do hệ thống chăm sóc sức khỏe thiếu tập trung, quá tải, phải vật lộn với các xét nghiệm, truy vết và điều trị. Có thể chắc chắn rằng, tỷ lệ tiêm chủng thấp bởi sự ngờ vực, phản đối được tuyên truyền ra rả trên các phương tiện truyền thông và các chính trị gia nhiều ngờ vực.

SUCKHOE+ Nuoc My-07

Tuy nhiên, số người chết do virus Sars-CoV-2 không đồng đều trong các nhóm người. Và một nhóm phóng viên thuộc New York Times đã phân tích dữ liệu về số người chết do COVID-19 trong vòng 25 tháng và phát hiện ra rằng: Một số nhóm người, nhóm nghề nghiệp hay một nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương hơn so với các nhóm khác; những cư dân lâu đời này của quốc gia này đã tử vong, chiếm khoảng ¾ số người chết; và ở người trẻ, người da đen và gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong cao hơn người da trắng. Hơn thế nữa, con số thiệt hại về người vẫn đang xuất hiện hàng ngày, ước tính, có 300 người chết vì COVID-19 mỗi ngày ở Hoa Kỳ và đại dịch vẫn còn tiếp diễn.

Mary T. Bassett, Ủy viên y tế của bang New York cho biết: “Chúng tôi là một đất nước có những bác sỹ giỏi nhất trên thế giới, chúng tôi đã có vaccine trong một khoảng thời gian ngắn đáng kinh ngạc, nhưng chúng tôi đã có rất nhiều ca tử vong. Và chúng ta thực sự nên dành thời gian để suy ngẫm về điều này.”

Virus Sars-CoV-2 lan đến Hoa Kỳ vào đầu năm 2020, gây ra làn sóng lây nhiễm và tử vong trong những tháng sau đó. Đạt đến đỉnh dịch vào cuối mùa Xuân, làn sóng này có vẻ chững lại và bùng phát khủng khiếp hơn vào mùa Đông cùng năm. Số lượng người Mỹ tử vong trong làn sóng thứ hai này nhiều hơn bất kỳ đại dịch nào khác. Thời gian này, vaccine vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng đó mới chỉ là hy vọng. Làn sóng thứ hai hơi chững lại một chút thì các biến thể mới lại xuất hiện. Biến thể Delta hoành hành suốt mùa Hè năm 2021 và Omicron lan truyền rộng rãi vào cuối Đông 2021, đầu Xuân 2022, số lượng người chết vì Sars-CoV-2 lại tăng lên. Virus lan từ thành thị đông đúc dân cư đến các vùng nông thôn rộng lớn rồi ngược lại, cho đến khi nó “bao phủ” toàn đất nước.

SUCKHOE+ Nuoc My-08
SUCKHOE+ Nuoc My-09

Làn sóng dịch đầu tiên tập trung ở vùng Đông Bắc Mỹ, mà thành phố New York và phụ cận của nó là tâm điểm. Lúc này, chưa ai hiểu về dịch bệnh, các bác sỹ cũng không nắm được phương thức điều trị tốt nhất với bệnh. Bệnh viện quá tải và số lượng bệnh nhân tử vong tăng nhanh. Thời đểm nặng nề nhất là tháng 3 và tháng 4 năm 2020, và New York vẫn là tâm điểm. Trong thời điểm đỉnh dịch bùng phát, cứ 2 phút lại có một người dân New York tử vong và mỗi ngày có khoảng 800 người tử vong, tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần so với tỷ lệ tử vong bình thường của thành phố. Trong số đó, có không ít người là bác sỹ, những người được cho là lây bệnh từ bệnh nhân của mình. Người dân đổ lỗi cho chính quyền, cho các quan chức y tế bởi không khuyến cáo dân chúng đeo khẩu trang và giãn cách ngay từ đầu khi dịch bệnh xuất hiện.

Đến tháng 6 năm 2020, khoảng 60% tổng số ca tử vong khi bắt đầu đại dịch xảy ra ở vùng Đông Bắc, khi virus này “xé toạc” các thành phố và vùng ngoại ô vùng Đông Bắc. Chỉ riêng thành phố New York đã chứng kiến 20% số người chết trên toàn quốc trong đợt đầu tiên, mặc dù chỉ chiếm 3% dân số Hoa Kỳ. Giai đoạn này cho đến nay vẫn là giai đoạn tồi tệ nhất của khu vực. Phần còn lại của đất nước sẽ chịu phần lớn trong số 900.000 người chết sắp tới.

Các nhà dịch tễ học đã chỉ ra mật độ dân số của New York và vai trò của nó như một trung tâm thương mại và du lịch quốc tế để giải thích sự gia tăng về số ca mắc và tử vong. Tuy nhiên, đợt tăng sớm nhất cũng gây thiệt hại nghiêm trọng ở các thành phố bao gồm Detroit, New Orleans và Albany... Sự gia tăng đột biến trong số những người có "triệu chứng giống cúm" đến phòng cấp cứu vào đầu tháng 3 cho thấy hàng nghìn cư dân thành phố đã bị nhiễm bệnh.

SUCKHOE+ Nuoc My-10

Nửa cuối tháng 3/2020, New York và các vùng lân cận áp dụng chính sách giãn cách xã hội, nhờ đó, giảm được 50% sự lân lan của virus, đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Columbia. Mô hình này của New York đã được đánh giá cao, và tỷ lệ tử vong của thành phố cũng như khu vực Đông Bắc này giảm xuống. Tuy nhiên, Tiến sỹ Thomas R. Frieden, cựu lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và là cựu ủy viên Sở Y tế Thành phố New York, cho rằng những hạn chế này đã đến quá muộn. Ông ước tính, hơn một nửa số người chết ở New York trong những ngày đầu tiên có thể có cơ hội sống sót nếu các biện pháp giãn cách được áp dụng sớm một hoặc hai tuần. Lý giải cho điều này, các nhà lãnh đạo của New York cho rằng do sự thiếu nhất quán trong các thông điệp đưa ra từ các nhóm chuyên gia y tế cộng đồng, sự thiếu kiên quyết từ Chính phủ liên bang và sự thiếu tuân thủ của công chúng. Tuy nhiên, có một điều mà các chuyên gia y tế công cộng hay các chính trị gia Mỹ đều công nhận, rằng không ai trong số họ có thể đánh giá hết quy mô của đại dịch lần này, ngay cả khi nó bắt đầu bùng phát.

Đánh giá lại những ngày đầu của đại dịch, các chuyên gia y tế công cộng Mỹ cho rằng, nếu chính quyền của Tổng thống Trump lúc đó đóng cửa đất nước, hạn chế các chuyến du lịch nước ngoài từ tháng 1/2020, có lẽ mầm mống COVID-19 sẽ không gieo rắc khắp đất nước. Tuy nhiên, thật khó để hạn chế di chuyển, không cho người dân ra khỏi nhà khi mà chưa có bất cứ dấu hiệu nào về sự ảnh hưởng của đại dịch. Hơn thế nữa, sự hạn chế này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của cả đất nước.

SUCKHOE+ Nuoc My-11

Hoa Kỳ là một quốc gia không thuyết phục được nhiều người dân đi tiêm vaccine phòng COVID-19 và cho đến nay tỷ lệ người tiêm vaccine COVID-19 ở quốc gia này vẫn thấp.

Trên rất nhiều trang mạng xã hội, những người Mỹ khuyên nhau không nên đi tiêm vaccine, đơn giản vì họ không tin vaccine vô hại với sức khỏe con người.

SUCKHOE+ Nuoc My-12

“Làm ơn, đừng tiêm, mèo con! Em không biết trong đó có cái gì đâu!” Bạn trai của Becky Bennet – một người dân Idaho, đã chia sẻ như vậy khi được hỏi có tiêm vaccine COVID-19 không. Bạn trai của Becky cho rằng, vaccine là “một kế hoạch của Chính phủ nhằm kiểm soát người dân”. Không chỉ có bạn trai của Becky, rất nhiều video chia sẻ quan điểm cá nhân về vaccine như vậy được phát trên Youtube. Ngay cả khi bố Becky, ông Bennet 72 tuổi bị nhiễm COVID-19, đã không đồng ý tiêm vaccine, mặc cho hai cô con gái cố gắng thuyết phục. Ông Bennet là một người khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, nhiễm COVID-19, phải dùng máy thở và đã qua đời vào tháng 1.2022.

Tính đến nay, có khoảng 1/3 dân số Hoa Kỳ chưa tiêm vaccine và khoảng 70% số người đã tiêm chưa được tiêm nhắc lại. Con số này ở quốc gia láng giềng Canada là 17 và 46%.

Có một nửa số ca tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ sau khi vaccine được tiêm chủng rộng rãi. Các nhà dịch tễ học Hoa Kỳ thẳng thắn thừa nhận, việc từ chối tiêm phòng đã góp phần làm tăng con số tử vong ở quốc gia này lên hàng trăm nghìn ca. Riêng ở làn sóng Omicron tháng 12.2021 và tháng 1.2022, số ca tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ cao hơn Đức, Pháp, Anh hoặc Canada, những quốc gia có số người dân được tiêm phòng đầy đủ.

Tiến sỹ Lisa Cooper, Giám đốc Trung tâm Công bằng Y tế Johns Hopkins cho biết: “Cần nghiêm túc nhìn nhận lại nguyên nhân khiến một đất nước có nguồn tài nguyên đáng kể như Hoa Kỳ phải chứng kiến những cái chết như thế này. Người dân đang không nhìn thấy lợi ích của liệu pháp phòng dịch mà họ có thể tiếp cận dễ dàng”.

Các chuyên gia y tế công cộng cho rằng Chính phủ đã không có những hành động đúng đắn để giúp người dân hiểu rõ hơn về hiệu quả của vaccine, không chống lại thông tin sai lệch và thuyết âm mưu của một số phương tiện truyền thông hay của những người cánh hữu. Trong khi đó, các loại vaccine đã chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca biến chứng nặng và tử vong. Nhưng Tiến sỹ Debra Furr-Holden, nhà dịch tễ học tại Đại học Michigan và là hiệu trưởng của trường Y tế công cộng toàn cầu thuộc Đại học New York, lại cho rằng những trường hợp tử vong ở những người được tiêm chủng vẫn chưa được giải thích rõ ràng và làm trầm trọng thêm nỗi lo sợ xung quanh vaccine và sự mất lòng tin vào Chính phủ.

CDC Hoa Kỳ chỉ nhận được dữ liệu về số ca tử vong do tiêm chủng từ khoảng ½ số bang của Mỹ, vì vậy không thể biết chính xác có bao nhiêu người được tiêm chủng trong số hàng triệu người đã chết. Nhưng ít nhất có khoảng 50.000 người đã được tiêm chủng, phần lớn lớn tuổi và không tiêm mũi nhắc lại, nằm trong số các trường hợp tử vong được báo cáo kể từ cuối tháng 4/2021, khi vaccine được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ cũng thống kê được, những người không được tiêm phòng có nguy cơ tử vong cao hơn 9 lần so những người được tiêm phòng, kể từ tháng 4/2021.

Trong những tháng gần đây, chiến dịch vận động tiêm chủng ở các bang cũng đã giảm dần, yêu cầu đeo khẩu trang cũng như các biện pháp phòng ngừa khác cũng không được đẩy mạnh như trước. Tiến sỹ Furr-Holden thì cho rằng, việc vội vàng “bình thường hóa đại dịch” – cho phép các nhà hàng mở cửa, mở cửa các sân vận động, các văn phòng đang làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở những người chưa tiêm vaccine và những người dễ bị tổn thương do virus, cũng như khiến cho các nỗ lực phòng ngừa trước đây của hệ thống y tế giảm sút. TS. Furr-Holden cũng cho rằng, yêu cầu của Chính phủ về việc bắt buộc người lao động phải tiêm vaccine trước khi trở lại làm việc cũng đang đẩy người lao động vào thế anti-vaccine. “Thay vì tẩy chay họ, hãy cố gắng thuyết phục họ, giải quyết những lo lắng của họ thì hơn”, TS. Furr-Holden nói.

SUCKHOE+ Nuoc My-13

Thực tế, không chỉ người cao tuổi ở Hoa Kỳ mà người cao tuổi ở khắp nơi trên thế giới đều chịu đựng sự mất mát này, ngoài tử vong.

Những ông cụ bà cụ ở cái lứa tuổi trên dưới 80 hàng ngày phải nhận những thông tin không vui: Bạn của họ đã mất vì COVID-19; bạn của họ đã theo con cái chuyển tới một bang khác, để tránh tình trạng đông đúc ở khu vực này; bạn của họ đã chuyển ra ngoại ô sống biệt lập trong một trang trại nhỏ; bạn của họ đã mắc COVID-19 lần thứ hai và hiện đang phải thở máy; cáo phó của những người quen được đăng tải trên các báo địa phương… Đây là thông tin được đăng tải trong một nghiên cứu chia sẻ của người cao tuổi nói về mất mát của họ. Những thông tin này tác động tới sức khỏe tinh thần của người cao tuổi rất nhiều.

Bà Laramie Boomerang, 82 tuổi, từng là thị trưởng của một thành phố nhỏ ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ đã chia sẻ rằng, vì những người hàng xóm từ chối đeo khẩu trang và tụ tập đông người, nên chất lượng cuộc sống của những người dễ bị nhiễm bệnh như bà ngày càng tăng lên. “Họ nói, dù sao chúng ta cũng sẽ chết, điều đó thật tồi tệ, dù là với bất cứ lứa tuổi nào”, bà Laramie chia sẻ. Để bảo vệ bản thân, bà đã phải chịu đựng sự cô đơn tới tột cùng khi tự nhốt mình trong nhà, chỉ làm bạn với hệ thống mua sắm trực tuyến cũng như giao lưu chia sẻ với bạn bè, con cái qua màn hình. Dù tình trạng dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào, nhưng bà cũng chưa dám ra ngoài nhiều.

SUCKHOE+ Nuoc My-14

Về cơ bản, cơ thể của những người lớn tuổi rệu rã, hệ thống miễn dịch của họ cũng suy yếu dần theo thời gian, vì thế, họ dễ bị bệnh hơn, ít đáp ứng vaccine hơn so với thế hệ trẻ. Theo các chuyên gia y tế, tuổi tác đôi khi là một yếu tố nguy cơ lớn hơn so với tình trạng vaccine trong đại dịch. Theo dữ liệu của CDC Hoa Kỳ, những người từ 80 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine vẫn có nguy cơ tử vong ở đỉnh dịch Omicron, tỷ lệ này cao gấp đôi so với những người ở độ tuổi 50 hoặc những người không tiêm vaccine.

SUCKHOE+ Nuoc My-15

Nhưng các chuyên gia y tế công cộng cho biết, việc những người xung quanh miễn cưỡng thay đổi hành vi là một yếu tố góp phần làm tăng số lượng lớn người lớn tuổi tử vong trong đại dịch. Tiến sỹ Louise Aronson, một bác sỹ lão khoa tại Đại học California, San Francisco, cho biết: “Rất nhiều thứ là kết quả của các chính sách và sự thất bại trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hay chỉ là sự không quan tâm.”

Tiến sỹ Aronson cho rằng, có một điệp khúc phổ biến là những người Mỹ lớn tuổi có thể đã chết vì một thứ gì đó khác - ung thư, bệnh tim hoặc tuổi già - nếu như họ không nhiễm Sars-CoV-2. Nhưng điều đó không có nghĩa. Trong hai năm trước đại dịch, trung bình 877.000 người trên 85 tuổi chết mỗi năm. Vào năm 2020 và 2021, cùng độ tuổi có nhiều hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm.

Các so sánh về tác động của bệnh cúm, căn bệnh giết chết người lớn tuổi một cách nghiêm trọng, cũng không có ý nghĩa gì. Theo Andrew Noymer, phó giáo sư về sức khỏe cộng đồng tại Đại học California, Irvine, số người cao tuổi chết vì COVID-19 cao gấp tám lần số người bị cúm và viêm phổi trong một khoảng thời gian tương đương.

SUCKHOE+ Nuoc My-16
SUCKHOE+ Nuoc My-17

Tháng 3/2021, Howard Jenkins, mục sư của Nhà thờ Bethel AME ở Providence, RI, đã cảm thấy “bị sự chết chóc tấn công”. Ông đã an ủi rất nhiều gia đình có người chết vì COVID-19, đã làm điếu văn cho một người bạn chết vì COVID-19… Ông cho biết, ông cảm thấy sợ trước những gì mà virus Sars-CoV-2 gây ra cho người da mầu và ông đã vượt qua được nỗi lo sợ của bản thân để đi tiêm vaccine và khuyến khích những người khác làm theo.

Vào lúc 7 giờ sáng và 7 giờ tối hàng ngày, khi các buổi cầu nguyện diễn ra, ông Jenkins sẽ nghe tin từ các thành viên trong gia đình đã mất người thân và ông cầu nguyện cho họ. “Tôi có thể thấy mức độ nguy hiểm mà con virus này gây ra cho người Mỹ gốc Phi, trong tiểu bang và bên ngoài tiểu bang.” Người da đen và gốc Tây Ban Nha ở mọi lứa tuổi đã chết với tỷ lệ cao hơn người da trắng. Sự chênh lệch chủng tộc về số người chết là đặc biệt nghiêm trọng vào đầu đại dịch, nhưng khoảng cách này vẫn còn cho đến ngày nay.

Theo biểu đồ này, người da đen và gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Người gốc Tây Ban Nha từ 25 đến 54 tuổi tử vong với tỷ lệ cao hơn gấp 4 lần so với người da trắng ở cùng độ tuổi trước khi vaccine được phổ biến rộng rãi. Những người da đen ở cùng độ tuổi chết với tỷ lệ cao hơn gấp ba lần trong thời kỳ đó. Một phần là do tỷ lệ lao động thiết yếu là người da màu không cân đối, các chuyên gia y tế công cộng cho biết. Một lý do khác dẫn đến sự chênh lệch dai dẳng về số ca tử vong là do tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn. Người da trắng có nhiều khả năng được tiêm chủng hơn người da đen và gốc Tây Ban Nha trong những tháng đầu tiên triển khai vaccine.

Khoảng cách tiêm chủng giữa người da đen và da trắng kể từ đó đã thu hẹp xuống còn khoảng 6%, trong khi người gốc Tây Ban Nha hiện có tỷ lệ tiêm phòng cao hơn một chút so với người da trắng, theo một phân tích gần đây của Kaiser Family Foundation. David Hayes-Bautista, giáo sư y khoa và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe và Văn hóa Latino tại Đại học California, Los Angeles. Số người ở trong một căn hộ đông hơn cũng có thể góp phần làm tăng tỷ lệ lây truyền, nhập viện và tử vong ở người da đen và các gia đình gốc Tây Ban Nha.

SUCKHOE+ Nuoc My-18

"Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc quay lại làm việc." bà Carmen Portillo, 53 tuổi, làm việc ở một siêu thị, đã nói với phóng viên New York Times như vậy. Cho dù trước đó bà nghe rất nhiều thông tin về số lượng công nhân đã chết vì COVID-19. Họ là công nhân của nhà máy chế biến thịt, vận tải hàng hóa, nông trại thực phẩm và cả quản lý tiệm bánh nơi siêu thị bà Portillo làm việc. Các đồng nghiệp của bà đã nói, nếu không cần thiết đừng có quay lại làm việc khi bà xin nghỉ vài ngày khi dịch bệnh bắt đầu, nhưng bà không còn cách nào khác. Vì bà cần công việc này để duy trì gia đình. Bà đã luôn cảm thấy giận dữ với những người mua hàng từ chối đeo khẩu trang và lên tiếng khen ngợi với những người đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách cần thiết khi mua hàng. “Tôi đã nói với họ rằng, bạn là anh hùng”.

Bà Portillo đã sống sót qua mùa Thu năm 2020 sau khi nhiễm COVID-19 nhưng bạn thân của bà, người gác cổng ở siêu thị đó thì không. Người bạn của bà Portillo đã có kết quả xét nghiệm dương tính vài ngày sau khi cho một đồng nghiệp đi nhờ xe về nhà, người đó được phát hiện mắc Sars-CoV-2 sau đó vài ngày. “Chúng tôi làm việc đến 1 giờ sáng, và lúc đó không còn xe bus”, Bà Portillo nói.

SUCKHOE+ Nuoc My-19

Theo dữ liệu của nhóm các nhà nghiên cứu do Yea-Hung Chen, nhà dịch tễ học tại Đại học California, San Francisco, đứng đầu, gần 80% công nhân từ 20 đến 64 tuổi chết vì COVID-19 vào năm 2020 làm việc trong các ngành công nghiệp được coi là thiết yếu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người lao động trong 11 lĩnh vực như dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, vận tải, nông nghiệp và sản xuất… có nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao gấp đôi so với những người khác ở cùng độ tuổi. Khoảng 2/3 số công nhân ở Hoa Kỳ đang làm việc trong các ngành công nghiệp nằm trong phân loại. “Theo định nghĩa, những người lao động này tiếp xúc nhiều hơn, nhưng mức độ chênh lệch là rất đáng kể,” Tiến sỹ Chen nói.

Thu nhập cũng là một yếu tố dự báo nguy cơ tử vong do COVID-19 của một người ở quốc gia này. Những người không có bằng đại học và những người sống trong các khu dân cư nghèo hơn có nhiều khả năng chết vì COVID-19 hơn những người có bằng đại học và những người sống trong khu có các mã bưu điện giàu có hơn. Dữ liệu từ ba thành phố lớn nhất của đất nước cho thấy rằng các khu dân cư có thu nhập cao nhất nhìn chung ít tử vong nhất trong suốt đợt đại dịch, trong khi các khu dân cư nghèo nhất có tỷ lệ tử vong cao nhất. Thu nhập thấp hơn cũng tương quan với khả năng tiêm phòng thấp hơn, điều này có liên quan đến cái chết do COVID-19.

Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất hứng chịu số người chết đáng kinh ngạc. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng có thêm 4,7 triệu người chết ở Ấn Độ trong đại dịch so với thời bình thường, và một triệu người nữa chết ở cả Nga và Indonesia. Một số quốc gia nhỏ hơn cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn Hoa Kỳ. Nhưng có chút nghi ngờ rằng nước Mỹ còn tệ hơn hầu hết các quốc gia giàu có, với một trong những tỷ lệ lây nhiễm cao nhất, theo một phân tích trên tạp chí The Lancet. Tiến sỹ Chen cho biết, đối với những người trong độ tuổi lao động, những người lao động thiết yếu “phải gánh chịu gánh nặng của những lần phơi nhiễm này”.

SUCKHOE+ Nuoc My-20

Tháng 5/202, bà Mary-Ann Carey, 80 tuổi ở New York bị ngã và gãy xương hông, bà đã chuyển đến một viện dưỡng lão để chăm sóc trong 8 tuần. Con gái bà, Frances Brunner, đã vô cùng sợ hãi. Giống như những nơi khác trên khắp đất nước, nhà dưỡng lão này không cho phép các thành viên trong gia đình vào trong, và con gái bà Brunner lo lắng rằng nhà này thiếu nhân viên và sẽ bị nhiễm virus, cũng như nhiều nơi khác trong thời kỳ đại dịch. May mắn, với sự hỗ trợ từ nhân viên y tế, Frances Brunner đã đưa được mẹ mình về nhà để chăm sóc.

SUCKHOE+ Nuoc My-21

Virus Sars-CoV-2 đã quét qua những nơi như nhà tù, trường học và ký túc xá, nơi số lượng người sống trong một không gian đông đúc, nhưng con số này đặc biệt cao ở các cơ sở chăm sóc dài hạn, như viện dưỡng lão. Số lượng người ở các cơ sở chăm sóc dài ngày này đã chết vì con virus bé nhỏ không chỉ ở những tháng đầu của dịch. Tình trạng khóa cửa các nhà dưỡng lão đã bị chỉ trích bởi theo các chuyên gia sức khỏe, cách ly người cao tuổi theo cách này sẽ gây nguy hiểm cho họ.

Ngay từ đầu, CDC Hoa Kỳ đã thống kê được, 43% tổng số ca tử vong do COVID-19 là ở các viện dưỡng lão, các trung tâm chăm sóc dài hạn. Cho nến nay, khi số lượng tử vong do COVID-19 đã giảm xuống, thì tỷ lệ tử vong ở người được chăm sóc và nhân viên tại các cơ sở vẫn tiếp tục tăng.

Khi làn sóng Delta và sau đó là Omicron quét qua đất nước vài tháng sau đó, số ca tử vong trong các viện dưỡng lão đã tăng trở lại, mặc dù không đến mức như trước khi tiêm chủng. Một số chuyên gia đổ lỗi cho tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp ở các nhân viên viện dưỡng lão trước khi chính phủ liên bang yêu cầu tiêm phòng. Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra những vấn đề tồn tại trước đại dịch, như sự đông đúc, thiếu nguồn vốn và tình trạng thiếu nhân lực chăm sóc ở các trung tâm này. Các nhà lãnh đạo ngành đã kêu gọi chính phủ đầu tư nhiều hơn để bảo vệ các viện dưỡng lão bằng cách cải thiện nhân viên và phương thức chăm sóc. Nhưng Tiến sỹ David Gifford, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Chăm sóc Sức khỏe Hoa Kỳ, đại diện cho hàng nghìn cơ sở chăm sóc dài hạn, không lạc quan. “Tôi thấy thật khó hiểu. Các quan chức chính phủ và y tế công cộng chỉ ra rằng có một tỷ lệ lớn các trường hợp tử vong từ các viện dưỡng lão, và sau đó khi được yêu cầu cung cấp các nguồn lực để cải thiện thì họ sẽ lờ đi”.

Tiến sỹ Jim Wright, giám đốc y tế của Viện dưỡng lão Richmond, Va., nơi có 51 người chết vì COVID-19, nói rằng, đại dịch đã phơi bày những lỗi trong hệ thống các trung tâm chăm sóc dài hạn của đất nước mà vẫn chưa được giải quyết rộng rãi. “Chúng ta đã làm gì để ngăn chặn 200.000 ca tử vong trong viện dưỡng lão do con virus này gây ra?”, Tiến sĩ Wright, người hiện đang làm việc tại hai cơ sở chăm sóc khác nhau, hỏi. "Chúng tôi đã không làm được nhiều."

SUCKHOE+ Nuoc My-22

Randolph Seals, 39 tuổi, được chỉ định làm người điều tra cho Quận Bolivar, ở vùng nông thôn phía tây Mississippi, vào năm 2015. Mùa Thu năm 2020, những cái chết liên tục do COVID-19 mang tới và những người hấp hối có mối quan hệ cá nhân với anh đã khiến anh phải bỏ cuộc. Đến đầu năm 2021, khi tỷ lệ tử vong của miền Nam tăng đột biến một lần nữa, anh ước gì mình đã làm được. Sau đó, đến biến thể Delta, và sóng Omicron, và nó trở nên tồi tệ hơn. Seals nói: “Đó là một thảm họa.”

Khi các bệnh viện quá tải, nhiều cư dân đã chết trong nhà của họ. Ảnh hưởng của đại dịch cũng rõ ràng khi ông Seals lại bắt đầu ghi lại cái chết của những người bị bệnh tim hoặc bệnh thận mà không có giường bệnh. Giờ đây, anh lại tiếp tục ghi nhận những cái chết vì COVID-19 và không thể hồi phục.

SUCKHOE+ Nuoc My-23

Thực tế con số ghi nhận cho thấy, mặc dù đại dịch gây ra những cái chết trải khắp đất nước Hoa Kỳ rộng lớn, nhưng dường như miền Nam lại chịu nhiều ảnh hưởng nặng hề và cực đơn hơn. Thống kê cho thấy, khu vực này có 378.000 người chết, nhiều người trong số họ còn rất trẻ.

Theo CDC Hoa Kỳ, miền Nam cũng có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trong cả nước. Một phần là do đây là nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong cả nước. Kể từ khi có vaccine, tỷ lệ tử vong trung bình giảm ở khắp mọi nơi, trừ miền Nam, nơi tỷ lệ này tăng khoảng 4%. Các nhà dịch tễ học cũng chỉ ra rằng, lệnh giãn cách xã hội được cởi bỏ sớm, các biện pháp cách ly không được thực hiện nghiêm túc đã làm tăng tình trạng này.

Hơn thế nữa, miền Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ người lớn mắc ba bệnh mạn tính trở lên trung bình cao hơn bất kỳ khu vực nào khác. Nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính là yếu tố nguy cơ của coronavirus, và một số nghiên cứu đã gợi ý rằng 30% đến 40% tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Hoa Kỳ liên quan đến những người mắc bệnh đái tháo đường.

Mississippi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất so với bất kỳ bang nào, và là một trong những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất. Tiến sỹ Thomas Dobbs, quan chức y tế của bang, nói rằng, ngay cả khi đưa ra những vấn đề nghiêm trọng với các căn bệnh tiềm ẩn ở Mississippi, việc thuyết phục người đi tiêm vaccine COVID-19 cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn để cạnh tranh với thông tin sai lệch trên mạng xã hội và với những người cố gắng hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Ông nói, sự phân cực xung quanh virus và vaccine thật sự rất kinh khủng.

SUCKHOE+ Nuoc My-24
SUCKHOE+ Nuoc My-25
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn