Ngắm cuộc sống trong một ánh sáng khác qua ảnh chụp hồng ngoại

Những tác phẩm giành chiến thắng cuộc thi ảnh hồng ngoại Life in Another Light 2025.

Ngắm phong cảnh Việt Nam đẹp lạ qua ảnh flycam đăng trên Tạp chí Mỹ

Chiêm ngưỡng những bức ảnh phong cảnh đẹp nhất năm 2023

Ấn tượng những bức ảnh phong cảnh quốc tế đẹp nhất năm

Chiêm ngưỡng ảnh phong cảnh về "Xứ sở xương mù" đẹp nhất năm 2017

Cuộc thi ảnh Life in Another Light 2025 (tạm dịch: Cuộc sống trong ánh sáng khác thường) được tổ chức thường niên bởi Kolari Vision, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhiếp ảnh hồng ngoại. Trong ảnh là bức ảnh chiến thắng ở hạng mục phong cảnh mang tên Thụy Sĩ của nhiếp ảnh gia Gavin Spooner.

Cuộc thi ảnh Life in Another Light 2025 (tạm dịch: "Cuộc sống trong ánh sáng khác thường") được tổ chức thường niên bởi Kolari Vision, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhiếp ảnh hồng ngoại. Trong ảnh là bức ảnh chiến thắng ở hạng mục phong cảnh mang tên "Thụy Sĩ" của nhiếp ảnh gia Gavin Spooner.

Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích các nhiếp ảnh gia khám phá cuộc sống theo một góc nhìn khác, với ánh sáng có thể khơi gợi trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của con người. Trong ảnh là tác phẩm Dreams of Reality - Dream 5 của Mitja Kobal, dành chiến thắng ở hạng mục IR Chrome (hạng mục ảnh sử dụng kính lọc giả lập màu ảnh phim hồng ngoại)

Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích các nhiếp ảnh gia khám phá cuộc sống theo một góc nhìn khác, với ánh sáng có thể khơi gợi trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của con người. Trong ảnh là tác phẩm "Dreams of Reality - Dream 5" của Mitja Kobal, dành chiến thắng ở hạng mục IR Chrome (hạng mục ảnh sử dụng kính lọc giả lập màu ảnh phim hồng ngoại)

Mắt người chúng ta chỉ nhìn thấy được dải ánh sáng có bước sóng trong khoảng 400 đến 750nm. Nằm ngoài dải sáng này là tia hồng ngoại và tia cực tím, mắt thường không thể nhìn thấy được. Trong đó, ánh sáng hồng ngoại có bước sóng từ 750 đến 1000nm (lớn hơn bước sóng mắt người nhìn thấy). Sử dụng thiết bị đọc được loại ánh sáng này, bạn sẽ chụp được những bức ảnh hồng ngoại đặc biệt.

Mắt người chúng ta chỉ nhìn thấy được dải ánh sáng có bước sóng trong khoảng 400 đến 750nm. Nằm ngoài dải sáng này là tia hồng ngoại và tia cực tím, mắt thường không thể nhìn thấy được. Trong đó, ánh sáng hồng ngoại có bước sóng từ 750 đến 1000nm (lớn hơn bước sóng mắt người nhìn thấy). Sử dụng thiết bị đọc được loại ánh sáng này, bạn sẽ chụp được những bức ảnh hồng ngoại đặc biệt.

Vì vậy, nhiếp ảnh hồng ngoại chính là việc thu nhận bước sóng hồng ngoại nằm ngoài phạm vi mắt người nhìn thấy và tạo ra những hình ảnh có màu sắc khác thường. Trong ảnh là tác phẩm Divide giành giải ba ở hạng mục Đen & Trắng

Vì vậy, nhiếp ảnh hồng ngoại chính là việc thu nhận bước sóng hồng ngoại nằm ngoài phạm vi mắt người nhìn thấy và tạo ra những hình ảnh có màu sắc khác thường. Trong ảnh là tác phẩm "Divide" giành giải ba ở hạng mục Đen & Trắng

Nhiếp ảnh hồng ngoại mang đến các hiệu ứng màu sắc thú vị, siêu thực, kích thích sự sáng tạo của các nhiếp ảnh gia chỉ với chiếc máy ảnh và một bộ lọc hồng ngoại (IR Filter)

Nhiếp ảnh hồng ngoại mang đến các hiệu ứng màu sắc thú vị, siêu thực, kích thích sự sáng tạo của các nhiếp ảnh gia chỉ với chiếc máy ảnh và một bộ lọc hồng ngoại (IR Filter)

Ánh sáng tạo nên nhiều dáng vẻ khác nhau cho khung cảnh, sự vật mà không phải lúc nào mắt người cũng có thể nhìn thấy. Trong ảnh là tác phẩm Luminous Jewels của Tony Casswell, ở hạng mục Phong cảnh Thiên văn

Ánh sáng tạo nên nhiều dáng vẻ khác nhau cho khung cảnh, sự vật mà không phải lúc nào mắt người cũng có thể nhìn thấy. Trong ảnh là tác phẩm "Luminous Jewels" của Tony Casswell, ở hạng mục Phong cảnh Thiên văn

Ảnh được thể hiện qua ánh sáng hồng ngoại cho chúng ta có những góc nhìn mới về những điều khác lạ ở thế giới mình đang sống. Mỗi bức ảnh như mở ra một thế giới song song với hiện thực. Tác phẩm Space Oddity của Pierre Banoori ở hạng mục Ảnh Đen & Trắng.

Ảnh được thể hiện qua ánh sáng hồng ngoại cho chúng ta có những góc nhìn mới về những điều khác lạ ở thế giới mình đang sống. Mỗi bức ảnh như mở ra một thế giới song song với hiện thực. Tác phẩm "Space Oddity" của Pierre Banoori ở hạng mục Ảnh Đen & Trắng.

Để chọn ra người chiến thắng, nhiều vòng đánh giá được tiến hành, dựa trên sự sáng tạo của chủ đề, kỹ năng đa hình ảnh và chất lượng cuối cùng. Trong ảnh là tác phẩm WA1K345 của Jonas Hangartner ở hạng mục Phong cảnh hồng ngoại

Để chọn ra người chiến thắng, nhiều vòng đánh giá được tiến hành, dựa trên sự sáng tạo của chủ đề, kỹ năng đa hình ảnh và chất lượng cuối cùng. Trong ảnh là tác phẩm "WA1K345" của Jonas Hangartner ở hạng mục Phong cảnh hồng ngoại

Khi chụp phong cảnh ở chế độ tia hồng ngoại, nhiều sự vật có sự thay đổi màu sắc trong khi một số thì không.

Khi chụp phong cảnh ở chế độ tia hồng ngoại, nhiều sự vật có sự thay đổi màu sắc trong khi một số thì không.

Theo BTC, Ban giảm khảo năm nay đã đánh giá các tác phẩm dựa trên kỹ thuật thực hiện, bố cục và sự sáng tạo trong 3 vòng dự thi trước khi chọn ra những người giành chiến thắng. Trong ảnh là tác phẩm Majestic Fjord của nhiếp ảnh gia Katie Farr ở hạng mục Phong cảnh hồng ngoại.

Theo BTC, Ban giảm khảo năm nay đã đánh giá các tác phẩm dựa trên kỹ thuật thực hiện, bố cục và sự sáng tạo trong 3 vòng dự thi trước khi chọn ra những người giành chiến thắng. Trong ảnh là tác phẩm "Majestic Fjord" của nhiếp ảnh gia Katie Farr ở hạng mục Phong cảnh hồng ngoại.

Hiệp Nguyễn (Theo The Atlantic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa