Ngày 22/2, hàng loạt tỉnh, thành ghi nhận trên 2.000 ca COVID-19

Số ca COVID-19 ngày 22/2 tăng vọt với hơn 55.000 ca mắc

Thuốc kháng virus "made in Vietnam" sẵn sàng ra thị trường, số ca tử vong tăng nhẹ

COVID-19 khiến U23 Việt Nam phải tăng viện quân sang Campuchia

3 ngày liên tiếp ghi nhận trên 40.000 ca COVID-19, ca nặng đang điều trị giảm

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học do dịch COVID-19 và thời tiết

bantin22

Hôm nay, cả nước ghi nhận hơn 55.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ, riêng Hà Nội đã ghi nhận 6.860 F0. Bên cạnh đó, một loạt tỉnh, thành Bắc Bộ ghi nhận trên 2.000 ca mắc mới gồm: Bắc Ninh (2.842), Bắc Giang (2.500), Hải Dương (2.485), Quảng Ninh (2.087), Hòa Bình (2.087), Phú Thọ (2.084), Lào Cai (2.056).

Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM cũng tăng nhanh so với những ngày trước đó, hôm nay ghi nhận hơn 1.300 F0. Số trẻ em mắc COVID-19 từ khi trường học mở cửa có xu hướng gia tăng. Theo Thanh Niên, ngành y tế đang theo dõi sát diễn tiến số ca mắc, số ca nặng cần hỗ trợ hô hấp tại các bệnh viện để kịp thời tham mưu cho UBND TP.HCM xem xét ngưng việc học trực tiếp khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày. Hiện nay mỗi ngày chỉ có 5 ca trẻ em cần hỗ trợ hô hấp.

Theo VTC News, do dịch diễn biến COVID-19 phức tạp nên, nhiều tỉnh, thành phố tạm dừng việc học trực tiếp. Ở khối mầm non, có một số địa phương dừng học trực tiếp gồm: Huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Phú Yên, Tiền Giang, TP. Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk).

Theo Tiền Phong, để ứng phó với tốc độ lây lan nhanh của COVID-19, Sở Y tế Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, thành phố tham mưu cho UBND kích hoạt ngay các trạm y tế lưu động, thành lập các tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để phối hợp ngành y tế chăm sóc tốt cho bệnh nhân. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng lần đầu tiên tổ chức khảo sát nhanh quan điểm của người dân về việc cho học sinh trở lại trường, đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh đến ngày 25/2.

Để đảm bảo mọi F0 đều có thể tiếp cận được các loại thuốc điều trị hiệu quả, hệ thống nhà thuốc Pharmacity đã phối hợp phân phối lượng lớn thuốc kháng virus SARS-COV2 chứa hoạt chất Molnupiravir do Boston Pharma Việt Nam sản xuất với mức giá dự kiến 300.000 đồng cho mỗi liệu trình điều trị. Trong thời gian này, đơn vị vẫn đang chờ những hướng dẫn cụ thể từ Cục Quản lý Dược về thời điểm được mở bán, số lượng thuốc được phân phối cũng như đối tượng được mua thuốc…

Trước thông tin phản ánh về vụ việc 1 người tên N.Q.K giả làm bác sỹ vào khu điều trị COVID-19 tại TP.HCM, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn gửi lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM và các đơn vị liên quan, đề nghị làm rõ thông tin trên và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngay sau đó, Trường Đại học Y Dược TP.HCM đã có báo cáo gửi các bộ, ngành liên quan khẳng định N.Q.K không phải là sinh viên của trường. Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khẳng định: "Bệnh viện không có nhân sự nào tên N.Q.K".

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn