Thuốc kháng virus "made in Vietnam" sẵn sàng ra thị trường, số ca tử vong tăng nhẹ

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 22/2

Những khoảnh khắc ấn tượng nhất Sony World Photography Awards 2022

Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, nền nhiệt thấp nhất tại Hà Nội khoảng 8 độ C

Quy định cách ly, xét nghiệm mới với F1

Làm sao để giữ ấm bàn tay, bàn chân trong những ngày lạnh?

Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành 3 loại thuốc kháng virus có chứa hoạt chất Molnupiravir - sản xuất tại Việt Nam. Hiện các đơn vị sản xuất thuốc kháng virus này cũng đang tăng tốc sản xuất, sẵn sàng cung ứng ra thị trường. Được biết, công suất hiện tại mỗi tháng công ty sản xuất thuốc Movinavir có thể sản xuất trên 120 triệu viên/tháng và có thể tăng công suất. Còn tại đơn vị sản xuất thuốc Molravir 400mg, công ty cho biết với hơn 10.000 khách hàng là các nhà thuốc, khi được phép bán ra thị trường, công ty ngay lập tức có thể cung ứng. Việc thuốc kháng virus sản xuất tại Việt Nam được cung ứng ra thị trường, theo các chuyên gia sẽ góp phần hạn chế tình trạng người dân mua các loại thuốc "trôi nổi", đặc biệt là góp phần ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng của các F0.

Trong ngày 21/2, Việt Nam ghi nhận 46.880 ca nhiễm COVID-19 mới. Trong đó, 19 ca nhập cảnh và 46.861 F0 ghi nhận trong nước tại 62 tỉnh, thành phố. Số ca nhiễm giảm nhẹ (giảm 331 ca) so với ngày 20/2. Tuy nhiên, đây vẫn là mốc cao kỷ lục so với các đợt dịch vừa qua. Hà Nội cùng hàng loạt tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Bắc đang dẫn đầu về số người nhiễm SARS-CoV-2. Việc số ca mắc COVID-19 tăng lên trong thời gian này là điều đã nằm trong dự báo. Tuy nhiên, số người tử vong vì COVID-19 đang tăng nhanh và vừa vượt qua mốc 100 ca.

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 mới khi tổ chức dạy, học trực tiếp gửi Bộ GD&ĐT. Theo đó, quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp mắc COVID-19 trong lớp học gồm có 4 bước. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Liên quan đến vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 "thần tốc hơn nữa"; Đảm bảo bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 12-17 tuổi. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn. Tổ chức tiêm chủng tại nhà cho những đối tượng khó khăn trong việc di chuyển.

Trước diễn biến phức tạp của dịch, TP. Thanh Hoá đã có hướng dẫn các cấp học về việc chuyển hình thức học khi lớp học xuất hiện nhiều học sinh mắc COVID-19. Theo đó, tỉnh này đã đưa ra tiêu chí để cho nhà trường quyết định việc chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Cụ thể, bậc Mầm non và Tiểu học, nếu mỗi lớp có dưới 10 học sinh là F0 thì vẫn học trực tiếp, còn từ 10 F0 trở lên thì chuyển sang học trực tuyến. Bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, nếu mỗi lớp có 1/3 học sinh là F0 trở xuống thì vẫn học trực tiếp, hơn 1/3 thì học trực tuyến.

Về vấn đề xác định F1 trong lớp học, UBND TP. Thanh Hóa hướng dẫn: Bậc Tiểu học, F1 là 2 học sinh ngồi bên cạnh với học sinh F0; Bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông giáo viên chủ nhiệm tự xác định. F1 là học sinh Mầm non và Tiểu học thì được nghỉ 7 ngày, đến ngày thứ 7 nếu xét nghiệm âm tính thì đi học trở lại. Riêng F1 là học sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông đã được tiêm vaccine thì nghỉ từ 3 - 5 ngày, nếu xét nghiệm âm tính thì đi học trở lại.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các đội quản lý thị trường trực thuộc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tư, thiết bị y tế, thuốc hỗ trợ điều trị, phòng, chống dịch COVID-19.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn