Nghệ thuật diều Huế

Không gian trưng bày diều Huế tại Festival nghề truyền thống 2015

Mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật

Chương trình nghệ thuật Âm vang nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương

Những tác phẩm "ngẫu nhiên" tuyệt đẹp về nghệ thuật đường phố

Chỉ còn 2 ngày để xem triển lãm nghệ thuật “Trăng mùa gặt”

 Năm nay, lễ hội Diều lại tiếp tục mang đến những màn trình diễn đặc sắc tại Phu Văn Lâu (thành phố Huế) trong suốt mùa Festival (từ ngày 28/4 đến 3/5).

Trở về những cánh diều nghệ thuật trên không

Trước đây, thả diều là một trò chơi giải trí quen thuộc vào mùa hè của người dân địa phương Huế thì bây giờ nó được xem như là một “nghệ thuật” biểu diễn qua các mùa lễ hội quan trọng. Trong dịp Festival nghề truyền thống năm nay, đúng với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, các câu lạc bộ diều Huế đã mang lại nhiều màn trình diễn “nghệ thuật trên không” nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương trong nước và quốc tế về những nét đẹp truyền thống của diều Huế.

Tiếp nối thành công của những kỳ Festival trước, lễ hội diều năm nay mang đến hàng trăm mẫu mã khác nhau mô phỏng các loài chim, thú như: long, lân, chim, công, bướm,…với nhiều màu sắc, nhiều hình dáng.  

Nhờ vào sự điều khiển khéo léo, tinh tế của các nghệ nhân mà những cánh diều đa sắc chao liệng trên bầu trời đã thu hút mọi ánh nhìn của người dân. Chính vì thế, thả diều không chỉ là trò chơi dân gian thu hút nhiều người với mọi lứa tuổi khác nhau mà đó còn là một trong những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô.

Giữ cho “nghệ sỹ trên không” mãi còn…

Mỗi cánh diều được làm ra đã là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Để có được những cánh diều như thế cần phải trải qua nhiều công đoạn từ tạo khung cho đến trang trí. Phức tạp nhất chính là vót tre, bởi lẽ phải vót tỉ mỉ từng chi tiết, kích cỡ để khung tre giống với hình dáng thật của các con vật cũng như tạo sự thăng bằng, vững chắc khi bay trên không. Hơn hết, muốn điều khiển diều theo ý muốn đòi hỏi nghệ nhân phải có sự đam mê và nghiên cứu, tìm tòi kỹ càng trong khâu chế tạo khung.

Là một trong những nghề truyền thống đang dần bị mai một, diều Huế chỉ có thể tồn tại được nhờ vào những người thật sự có đam mê với nghề. “Muốn cho ra những con diều đẹp mắt, mới lạ thì bản thân phải luôn sáng tạo, tự tìm tòi. Từ đó tạo nguồn cảm hứng để truyền lại cho những thế hệ sau có đam mê với cái nghề truyền thống này.

Toàn bộ diều đều được làm bằng thủ công do đó rất tốn nhiều công sức mà giá thành lại cao nên rất khó bán. Nhưng không thể vì thế mà từ bỏ. Hơn hết, cần phải gìn giữ và lưu truyền những tinh hoa mà cha ông để lại” - anh Nguyễn Đăng Hoàng - Phó Chủ nhiệm CLB diều Huế chia sẻ.

Những cánh diều đủ màu sắc nổi bật giữa bầu trời
Nhiều mẫu mã mô phỏng các loài chim, thú như: long, lân, phụng, công, bướm,…
Sắp sửa nâng cánh chim lên bầu trời

Anh Hoàng còn cho biết thêm, diều làm ra thường chỉ để phục vụ biểu diễn, trưng bày cho các mùa lễ hội là chính chứ để bán thì rất ít người mua. Dù thế diều Huế vẫn là một trong những thú vui tao nhã rất thu hút khách du lịch đến tham quan.

Ở anh Hoàng và các nghệ nhân diều nói chung luôn có sự tận tâm với nghề, với những “nghệ sỹ trên không” để không những đưa diều Huế đi sâu vào đời sống sinh hoạt, giải trí của mỗi người mà còn đưa nó trở thành hình ảnh đại diện cho nét đẹp văn hóa truyền thống Cố đô đang dần bị mai một.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa