Theo cơ quan y tế Brazil, nước này đã xác nhận hơn 500 trường hợp trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ (Ảnh: AP)
Mexico: Mẹ nhiễm Zika vẫn sinh con khoẻ mạnh
WHO: Phải mất 6 tháng nữa mới chắc chắn Zika gây dị tật đầu nhỏ
Argentina: Vừa lo dịch sốt xuất huyết, vừa lo nhiễm Zika
Sẽ xét nghiệm miễn phí các trường hợp nghi nhiễm virus Zika?
Cụ thể, mục đích của nghiên cứu là xác định virus Zika do sự lây truyền của muỗi Aedes Aegypti có phải là nguyên nhân gây gia tăng đột biến trẻ bị tật đầu nhỏ bất thường chưa từng xảy ra ở Brazil và hội chứng Guillain-Barre, một hội chứng gây tê liệt tạm thời ở người trưởng thành.
CDC sẽ theo dõi 100 trẻ sơ sinh đầu nhỏ ở Brazil, sau đó so sánh chúng với các em bé khỏe mạnh để tìm hiểu sự ảnh hưởng của Zika gây ra những khuyết tật não trong những tháng đầu thai kỳ. Một nghiên cứu khác cũng được CDC được tiến hành ở Brazil để tìm ra mối liên kết giữa Zika và hội chứng Guillain-Barre.
Bà Anne Schuchat - Phó Giám đốc CDC cho biết, 2 nghiên cứu dự kiến sẽ có kết quả trong tháng 5.
"Các nhà khoa học đang ngày càng tự tin rằng Zika gây tật đầu nhỏ, nhưng với bằng chứng hiện tại thì vẫn chưa đủ cơ sở khẳng định. Các nghiên cứu dịch tễ học đang diễn ra ở Brazil và một số nghiên cứu đang được thực hiện ở Colombia hứa hẹn sẽ cung cấp thêm bằng chứng để chứng minh được điều này”, bà Schuchat nói.
Ở Colombia, một số nhà nghiên cứu đang theo dõi những phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika. Dự kiến phải mất thêm 4 – 6 tháng tới mới có kết quả.
Theo cơ quan y tế Brazil, nước này đã xác nhận hơn 500 trường hợp đầu nhỏ và hầu hết trong số trẻ có liên quan đến nhiễm trùng Zika ở các bà mẹ. Brazil đang điều tra hơn 3.900 trường hợp nghi ngờ đầu nhỏ cũng liên quan đến Zika.
Kể từ khi Zika xuất hiện ở Brazil vào năm ngoái, virus đã lây lan tới ít nhất 32 quốc gia, chủ yếu là ở châu Mỹ. Zika trước đây từng được xem như là một bệnh tương đối nhẹ, nhưng sự quan tâm về mối liên hệ với dị tật bẩm sinh khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải ban bố dịch khẩn cấp y tế quốc tế vào ngày 1/2/2016.
Bình luận của bạn