Khuyết tật trí tuệ ở trẻ là gì?

Cha mẹ có trẻ bị khuyết tật trí tuệ cần thật kiên nhẫn khi nuôi dạy trẻ

Các loại thảo dược tốt nhất cho trẻ tự kỷ

Với trẻ tự kỷ, hãy hiểu và yêu thương nhiều hơn

Phát hiện trẻ tự kỷ qua kiểm tra hít thở

Trẻ tự kỷ: Dễ mắc nhiều bệnh, khổ trăm đường!

Khuyết tật trí tuệ ở trẻ

Các chuyên gia thần kinh chia khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển tinh thần) ở trẻ thành hai lĩnh vực khác nhau: Hoạt động trí tuệ và hành vi thích nghi.

Những trẻ bị khiếm khuyết ở khu vực não hoạt động trí tuệ sẽ có chỉ số IQ thấp hơn nhiều so với bình thường. Trẻ có xu hướng học tập rất chậm, khả năng đưa ra quyết định kém và giải quyết vấn đề không hiệu quả. Chỉ số IQ trung bình của một người là 100. Một đứa trẻ được cho là khiếm khuyết vùng não hoạt động trí tuệ là khi chúng có chỉ số IQ đo được trong khoảng 70 – 75.

Trẻ bị khuyết tật trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn

Còn với vùng não chỉ đạo hành vi thích nghi bị khuyết tật, trẻ học các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày một cách chậm chạp, không biết cách diễn đạt qua lời nói, tương tác với người khác và không thể học cách tự mình chăm sóc bản thân.

Để đo hành vi thích nghi của trẻ, một chuyên gia sẽ quan sát các kỹ năng của trẻ và so sánh chúng với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Thông thường, họ sẽ quan sát khả năng tự ăn, tự mặc quần áo, khả năng giao tiếp với người khác và bạn bè…

Các nghiên cứu cho thấy khuyết tật trí tuệ hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Nếu có chế độ chăm sóc đúng đắn, 85% người bị khuyết tật trí tuệ ở mức độ nhẹ có thể sống một cách độc lập như những người trưởng thành bình thường.

Các dấu hiệu của trẻ bị khuyết tật trí tuệ

Ngay từ trong giai đoạn phôi thai, trẻ cũng đã bộc lộ các dấu hiệu bị khuyết tật trí tuệ tuy nhiên nó thường không được các bậc cha mẹ chú ý đến cho đến khi trẻ đến tuổi đi học. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, một số dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này là:

Chậm chạp trong việc học đi mà chỉ thích ngồi, lăn hoặc bò.

Học nói chậm và khó khăn trong diễn đạt ý của mình với mọi người

Khó có thể tự mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc tự xúc đồ ăn cho mình

Hành động không suy nghĩ

Rất dễ bị chọc giận, khó khăn khi tư duy một vấn đề

Đối với những trẻ em bị khuyết tật trí tuệ nặng, trẻ thường mắc các bệnh khác đi kèm như rối loạn tâm trạng (lo lắng, trầm cảm, tự kỷ…) thị lực bị suy giảm sớm hoặc bị lãng tai. Khi có các triệu chứng ở trên, các bậc cha mẹ nên cho con mình đến ngay bệnh viện để khám bệnh kịp thời. Đồng thời, cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng đã được nghiên cứu khoa học cụ thể để giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.

Tiêu Bắc H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ