Ngoài rửa tay và tiêm phòng, làm thế nào để ngăn ngừa cúm?

Ở Việt Nam, các trường hợp mắc cúm có xu hướng gia tăng vào mùa Đông - Xuân

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đau chân sau cảm cúm?

Chế độ ăn Keto có thể giúp chống virus cúm hiệu quả?

Có nên tiêm phòng cúm khi bị dị ứng trứng?

Ăn gì khi mới bị cảm lạnh, cúm để ngăn bệnh trở nặng?

Vì là căn bệnh rất thường gặp trong cuộc sống, nên nhiều người coi cúm là bệnh nhẹ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5 - 10% người trưởng thành và khoảng 20 - 30% trẻ em bị nhiễm cúm, trong đó có từ 3 - 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250.000 - 500.000 người tử vong.

Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận 1,6 - 1,8 triệu trường hợp mắc cúm.

Các triệu chứng cúm phổ biến là sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ thể...

Một số yếu tố làm cho virus cúm trở thành một “kẻ thù” đặc biệt ghê gớm là vì chúng có thể lây truyền qua không khí và tồn tại trên một số bề mặt lên tới 48 tiếng. Kinh khủng hơn, nó có thể sống sót trên bàn tay không được rửa trong tối đa 1 tiếng.

Những đặc điểm này làm cho việc rửa tay sạch sẽ, thường xuyên là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống cúm. Bên cạnh đó, tiêm vaccine cúm hàng năm có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiễm cúm hiệu quả, lên tới 96 - 97%

Ngoài ra, những cách sau cũng có thể giúp tăng cường khả năng ngăn ngừa nhiễm cúm:

Ngủ đủ giấc: Trong một nghiên cứu mới đây, Tiến sỹ Stoyan Dimitrov đến từ Đại học Tübingen (Đức) khẳng định ngủ ngon, ngủ đủ giấc giúp tăng cường chức năng của tế bào T, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các mầm bệnh bên trong tế bào, ví dụ như các tế bào bị nhiễm virus như cúm, HIV, herpes và tế bào ung thư. Một người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm.

Khử trùng điện thoại và máy tính bảng: Bề mặt các thiết bị này là nơi trú ngụ của rất nhiều mầm bệnh và cả virus cúm. Vì vậy, hãy dùng khăn thấm cồn để vệ sinh chúng ít nhất một lần mỗi ngày.

Uống trà: Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Molecules năm 2018 cho hay catechin, một flavonoid và chất chống oxy hóa trong trà, có thể ức chế sự lây lan của virus cúm trong cơ thể.

Vitamin D: Một số nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và chống nhiễm trùng. Ngoài tắm nắng, bạn có thể nạp vitamin D cho cơ thể bằng cách ăn các loại cá béo, sản phẩm từ sữa, nấm và thực phẩm chức năng. Mặc dù chưa có nhiều tài liệu cho thấy điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc và lây truyền cúm, nhưng duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt.

Hạn chế tới nơi công cộng: Nên hạn chế tới những nơi công cộng và đông người như cửa hàng, siêu thị, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu không tránh được, hãy luôn mang theo chất khử trùng tay để có thể làm sạch bàn tay bất cứ lúc nào.

Cố gắng không chạm lên mặt: Những thói quen như dụi mắt, gãi mũi hoặc cắn móng tay có thể khiến bạn dễ bị nhiễm bệnh hơn. Tốt nhất, hãy bỏ những thói quen này.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm