Già rồi vẫn cường tráng
Bà Bế Thị Tình (sinh năm 1945 ở tổ 4, phường Tân Giàng, TP Cao Bằng) bị bệnh thoái hóa cột sống từ năm 2007, đau thần kinh tọa dẫn tới đau lưng, đau cả hai chân, đi lại rất khó khăn, không đứng thẳng được, lúc nào cũng phải gù lưng. Trong người lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, mất ngủ liên tục, hay gắt gỏng với mọi người xung quanh. Bà đã đi khám và điều trị Đông Tây y nhiều lần nhưng chỉ đỡ một thời gian rồi bệnh lại tái phát.
Tháng 4/2008, bà tham gia lớp ngồi đầu ngay, lưng thẳng, chân xếp vòng tròn hoặc ngồi bán già, kết già để thu năng lượng sinh học chữa bệnh. 49 ngày sau khi học, về nhà bà tiếp tục kiên trì tập luyện đều đặn. Khoảng 1 năm sau thì bệnh thoái hóa cột sống, thần kinh tọa gần như khỏi, lưng và hai chân không đau nữa, có thể đi đứng thẳng lưng và đi bộ hàng tiếng đồng hồ mà không thấy mỏi chân.
Bà Xuyến cho biết, khi mới đến tập thì dễ, ai tập cũng được nhưng khi ngồi tập lại rất khó, đòi hỏi người tập phải có quyết tâm cao, kiên trì thường xuyên và thật tin tưởng. Vì khi ngồi tập chân rất đau, tư thế gò bó, đầu không được suy nghĩ miên man, thời gian rất dài. Nếu không có chữ kiên, chữ nhẫn và quyết tâm cao thì đều bỏ dở giữa chừng. Vì tập không đúng, không đủ, không đều, không kết quả là chán ngay. Còn những ai kiên trì tập đúng - đủ - đều thì đều thấy khoẻ mạnh. Song khi ngồi tập vẫn đòi hỏi nhiều công phu. Bởi trong tư thế ngồi, ngoài việc mắt hướng thẳng, song song với mặt đất, từ từ nhắm lại, răng kề răng, chóp lưỡi cong lên lợi hàm trên dễ thực hiện, ít người làm sai nhưng còn ngồi tư thế đầu ngay, lưng thẳng rất khó. Đa số người tập, xương sống lưng thường chùn xuống, người hơi cúi ngả về phía trước. Đặc biệt, ngồi ở tư thế kiết già, bàn chân lên cao, ngửa lên giữa đùi, rồi dịch dần bàn chân vào sát bẹn đùi. Ngồi được như vậy 1,5 - 2 giờ mới coi như tạm thành công, nhưng khi đó toàn thân phải trống không, tinh thần nâng nâng êm ái, bệnh tật mới được giải trừ.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Xuyến (58 tuổi ở khu 4 Trung Sơn, Như Thụy, Sông Lô, Vĩnh Phúc) mắc nhiều bệnh như viêm đại tràng co thắt, viêm phế quản, viêm dạ dày, đau ngang lưng, tê chân tay... Đã 6 năm nay liên tục, bà phải đi điều trị ở Bệnh viện Vĩnh Phúc, K 74 T.Ư và Bệnh viện Bạch Mai nhưng bệnh chỉ thuyên giảm mà không khỏi hẳn. Sau 45 ngày ngồi thẳng để thu năng lượng, bà thấy khoẻ hơn, đi lại vận động nhanh nhẹn, huyết áp ổn định và các bệnh khác đỡ khoảng 60%.
Đặc biệt, ông Chu Đức Hậu (xã Cao Thượng, Trà Lĩnh, Cao Bằng) bị giãn dây chằng cột sống do tai nạn lao động, viêm loét miệng lưỡi từ nhỏ, viêm đại tràng mạn... Là chiến sĩ quân y, ông đã mày mò tìm kiếm thuốc tốt, những cách chữa bệnh hay nhưng không có kết quả. Thật ngạc nhiên, sau 49 ngày ngồi thu năng lượng, các bệnh của ông đã khỏi 80 - 90% và sau 2 năm luyện tập, bệnh đã khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, ông không chỉ thấy ăn ngủ tốt mà thể lực tăng lên rõ rệt. Mọi công việc lao động chân tay trước khi chưa tập phải làm mất 4 tiếng, giờ chỉ mất 3 tiếng vì thấy khoẻ không phải giải lao. Thậm chí khi làm cùng con cái, thường con cái kêu mệt rồi nghỉ, ông vẫn làm thêm được 30 phút - 1 tiếng. Nhờ tập luyện, giờ ở tuổi 62, ông vẫn thấy mình khoẻ mạnh, cường tráng, sung sức, da dẻ hồng hào, 15 năm chưa phải đi khám bệnh, xin thuốc bệnh viện...
Bà Xuyến đang ngồi thẳng để chữa bệnh cột sống
Đòi hỏi nhiều công phu
Đặc biệt, ông Chu Đức Hậu (xã Cao Thượng, Trà Lĩnh, Cao Bằng) bị giãn dây chằng cột sống do tai nạn lao động, viêm loét miệng lưỡi từ nhỏ, viêm đại tràng mạn... Là chiến sĩ quân y, ông đã mày mò tìm kiếm thuốc tốt, những cách chữa bệnh hay nhưng không có kết quả. Thật ngạc nhiên, sau 49 ngày ngồi thu năng lượng, các bệnh của ông đã khỏi 80 - 90% và sau 2 năm luyện tập, bệnh đã khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, ông không chỉ thấy ăn ngủ tốt mà thể lực tăng lên rõ rệt. Mọi công việc lao động chân tay trước khi chưa tập phải làm mất 4 tiếng, giờ chỉ mất 3 tiếng vì thấy khoẻ không phải giải lao. Thậm chí khi làm cùng con cái, thường con cái kêu mệt rồi nghỉ, ông vẫn làm thêm được 30 phút - 1 tiếng. Nhờ tập luyện, giờ ở tuổi 62, ông vẫn thấy mình khoẻ mạnh, cường tráng, sung sức, da dẻ hồng hào, 15 năm chưa phải đi khám bệnh, xin thuốc bệnh viện...
Bà Xuyến đang ngồi thẳng để chữa bệnh cột sống
Đòi hỏi nhiều công phu
Bà Xuyến cho biết, khi mới đến tập thì dễ, ai tập cũng được nhưng khi ngồi tập lại rất khó, đòi hỏi người tập phải có quyết tâm cao, kiên trì thường xuyên và thật tin tưởng. Vì khi ngồi tập chân rất đau, tư thế gò bó, đầu không được suy nghĩ miên man, thời gian rất dài. Nếu không có chữ kiên, chữ nhẫn và quyết tâm cao thì đều bỏ dở giữa chừng. Vì tập không đúng, không đủ, không đều, không kết quả là chán ngay. Còn những ai kiên trì tập đúng - đủ - đều thì đều thấy khoẻ mạnh. Song khi ngồi tập vẫn đòi hỏi nhiều công phu. Bởi trong tư thế ngồi, ngoài việc mắt hướng thẳng, song song với mặt đất, từ từ nhắm lại, răng kề răng, chóp lưỡi cong lên lợi hàm trên dễ thực hiện, ít người làm sai nhưng còn ngồi tư thế đầu ngay, lưng thẳng rất khó. Đa số người tập, xương sống lưng thường chùn xuống, người hơi cúi ngả về phía trước. Đặc biệt, ngồi ở tư thế kiết già, bàn chân lên cao, ngửa lên giữa đùi, rồi dịch dần bàn chân vào sát bẹn đùi. Ngồi được như vậy 1,5 - 2 giờ mới coi như tạm thành công, nhưng khi đó toàn thân phải trống không, tinh thần nâng nâng êm ái, bệnh tật mới được giải trừ.
"Con người được cấu tạo làm 3 phần gồm: Tinh, khí, thần phải được cân đối, điều hòa. Nếu mất cân đối con người dễ đau yếu, sinh bệnh tật. Tinh là phần năng lượng vật chất ở bên ngoài, thông qua thức ăn thành năng lượng trong cơ thể. Khí là hơi thở. Thần là dạng năng lượng sinh học được biểu thị ở dạng năng lực sức khoẻ và năng lực trí tuệ. Tất cả chúng ta bình thường đều có các ô nhiễm ở mức độ nhiều hay ít. Khi ngồi đúng tư thế, các loại khí tương ứng với năng lượng được cân bằng theo cấu trúc và vận hành của mỗi bộ phận cơ thể". Bà Nguyễn Thị Mai Cương (Giám đốc Trung tâm Tâm năng dưỡng sinh - Phục hồi sức khỏe) |
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn