Người mắc đái tháo đường nên ăn hoa quả như thế nào?

Những người mắc đái tháo đường nên có cách ăn hoa quả phù hợp

Biến chứng đái tháo đường: Cần tập luyện như thế nào?

Viêm loét đại tràng khiến người bệnh khó quản lý đái tháo đường

Ăn pho mát giúp phòng chống ung thư ruột kết, đái tháo đường

Điều gì giúp ngăn tiền đái tháo đường tiến triển?

Tránh trái cây khô và nước ép trái cây

Trái cây sấy khô, đặc biệt là các loại có vị ngọt chứa nhiều carbohydrate và đường hơn so với các loại trái cây tươi. Chúng cũng có thể chứa ít chất xơ hơn nếu phần vỏ đã bị loại bỏ. Ví dụ, chỉ 2 thìa nam việt quất sấy khô đã cung cấp 100 calo, 23gr carbohydrate và 18gr đường.

Những người mắc bệnh đái tháo đường cũng cần tránh các loại nước ép trái cây, kể cả nước trái cây nguyên chất vì chúng đã bị loại bỏ hết các chất xơ có lợi, làm tăng cao lượng đường huyết. Nước trái cây cũng chứa nhiều calo. Ví dụ 118ml nước trái cây có thể chứa tới 60 calo, 15gr carbohydrate và 15gr đường.

Các loại hoa quả sấy, nước ép trái cây đều có thể làm tăng cao đường huyết

Thay vì trái cây khô hoặc nước trái cây, hãy lựa chọn các loại trái cây tươi, trái cây đông lạnh, đóng hộp không thêm đường.

Kiểm soát lượng tiêu thụ

Nếu bạn đang theo một chế độ ăn cố định lượng carbohydrate, hãy tính cả trái cây như một nguồn carbohydrate trong chế độ ăn hàng ngày. Tốt nhất chỉ bổ sung khoảng 1 phần ăn (khoảng 15gr) hoa quả 1 ngày. 1 phần ăn có thể là 1 miếng táo, cam, đào, lê, mận; 1 nửa quả chuối; 2 quả quýt nhỏ; 15 quả nho hoặc anh đào; 1/3 quả xoài… Không ăn quá 45gr trái cây nếu không muốn lượng đường huyết tăng cao.

Người bị đái tháo đường cần kiểm soát kỹ khẩu phần trái cây tiêu thụ

Các loại hoa quả tốt nhất cho những người bị đái tháo đường là các loại quả nhiều chất xơ như quả mâm xôi, việt quất…

Chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp

Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đưa ra lời khuyên nên chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết (GI) được sử dụng như một công cụ đo lường lượng carbohydrate có thể làm tăng đường huyết trong thực phẩm. Một loại thực phẩm có chỉ số GI cao có thể làm tăng đường huyết nhiều hơn so với các loại có chỉ số GI trung bình hoặc thấp.

Hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số GI thấp, ngoại trừ dứa và dưa. Điều này không đồng nghĩa bạn không thể ăn 2 loại quả này, nhưng nếu thấy đường huyết tăng cao sau khi ăn chúng, tốt nhất bạn nên hạn chế dứa và dưa.

Ngoài ra, các loại thực phẩm tác động tới cơ thể mỗi người lại khác nhau, vì vậy có thể có những thực phẩm làm đường huyết tăng cao hơn so với các loại khác. Tốt hơn hết, hãy theo dõi đường huyết sau mỗi bữa ăn để chọn ra các loại trái cây phù hợp nhất cho cơ thể.

Ăn hoa quả cùng protein

Ăn trái cây cùng các loại protein có thể giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết. Chính vì vậy, kết hợp trái cây cùng các loại protein như bơ hạnh nhân, sữa chua Hy Lạp không béo, pho mát… có thể có lợi cho những người bị đái tháo đường.

Vi Bùi H+ (Theo Verywell)

Thông tin thêm cho bạn: Để giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường, bảo vệ tạng, người bệnh có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết