Người bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc hạ sốt?

Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị sốt cao, mệt mỏi

Tại sao có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời?

Cách giảm triệu chứng sốt xuất huyết bằng lá đu đủ vườn nhà

Tiểu cầu thấp có phải mắc bệnh sốt xuất huyết?

8 thông tin cần biết về sốt xuất huyết

Không dùng aspirin để hạ sốt

Nếu có các triệu chứng tương tự như sốt xuất huyết nhưng bạn vẫn chưa biết chính xác mình có bị sốt xuất huyết hay không, bạn nên cẩn trọng khi dùng thuốc hạ sốt. Tốt nhất là nên đi khám để bác sỹ xét nghiệm xem có phải sốt xuất huyết hay không, để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Trong trường hợp bạn mới bị sốt cao, nên nhờ người nhà đi mua thuốc hạ sốt. Trước khi mua, nên mô tả cho dược sỹ biết các triệu chứng đang gặp phải, để mua đúng loại.

Theo các bác sỹ, người bệnh sốt xuất huyết nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol, tránh dùng aspirin bởi loại thuốc này có thể gây xuất huyết.

Người bị sốt xuất huyết không nên dùng aspirin để hạ sốt

Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau nhưng nó cũng có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Nếu dùng aspirin, thuốc sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, người bệnh có thể bị xuất huyết dạ dày, nội tạng và nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ làm tăng nguy cơ xuất huyết, aspirin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, khó chịu ở thượng vị, đau dạ dày.

Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn có thể gây ra hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan... sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan...

Cẩn trọng khi dùng thuốc ibuprofen

Ibuprofen cũng là thuốc hạ sốt phổ biến. Tuy nhiên, theo các bác sỹ, loại thuốc này có thể ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Dùng thuốc hạ sốt đúng liều

Để điều trị sốt do sốt xuất huyết, người bệnh nên dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều đã chỉ định của bác sỹ, thường là 4 - 5 lần/ngày và cách 4 – 6 giờ mới uống một lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc. Vì người bệnh thường sốt cao, khó hạ sốt, nhất là những ngày đầu. Người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn dẫn đến quá liều.

Người bệnh nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ

Paracetamol khi dùng quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Nếu bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu và khiến xuất huyết thêm trầm trọng. Không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài việc uống thuốc, người bệnh cần nới lỏng quần áo và lau cơ thể bằng nước ấm để hạ sốt.

Thuốc hạ sốt chỉ giúp hạ sốt, không thể điều trị khỏi bệnh

Khi sử dụng thuốc hạ sốt bệnh nhân cần phải hiểu rõ mục đích dùng thuốc chỉ giúp hạ cơn sốt tức thời, không thể điều trị khỏi bệnh. Khi có các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân nên làm xét nghiệm máu để chẩn đoán. Trường hợp có chảy máu cam, chảy máu ở nướu, xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, bệnh nhân phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, loăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà, loại bỏ những ly, lọ chứa nước lâu ngày trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng trong bịch nilon, hộp cơm, chai lọ, vỏ xe... quanh nhà. Các chum, vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý mắc màn khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.
Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm