Hãy gặp bác sỹ nhãn khoa để được tư vấn trước khi sử dụng kính áp tròng
Trên 45% học sinh mắc tật khúc xạ mắt
Điều trị cận thị: Smile hay Lasik?
Phòng cận thị: Cần cho trẻ ra ngoài trời nhiều hơn!
Mổ cận thị có biến chứng gì không?
Trả lời:
BS. Lê Việt Sơn - Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:
Chào cháu! Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Có nhiều phương pháp điều trị cận thị như: Đeo kính gọng, đeo kính áp tròng mềm vào ban ngày, đeo kính áp tròng cứng, phẫu thuật khúc xạ... Tuy nhiên, việc đeo kính gọng gây mất thẩm mỹ, vướng víu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc nhất là các hoạt động thể thao như bơi lội, đá bóng võ... Cũng chính vì lý do đó mà ngày càng có nhiều người lựa chọn kính áp tròng. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng kính áp tròng, cháu cần phải đi khám chuyên khoa mắt để bác sỹ kiểm tra tình trạng mắt của cháu có thích hợp với kính áp tròng hay không. Nếu mắt của cháu có giác mạc mỏng, khô... thì không nên dùng kính áp tròng vì nó sẽ làm bệnh ở mắt trầm trọng hơn.
Ngoài ra, cháu cũng cần chú ý một số vấn đề sau: Trong thời gian đầu sử dụng kính áp tròng, mắt cháu sẽ cảm thấy khó chịu vì cần có thời gian để mắt làm quen với vật thể lạ. Trước khi đi ngủ hoặc sau 8 - 10 giờ sử dụng kính áp tròng cháu nên tháo kính ra và ngâm vào dung dịch bảo quản. Mỗi lần đeo kính lại, cháu hãy nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo để tránh làm khô giác mạc mắt. Luôn luôn rửa tay sạch với xà phòng trước khi sử dụng kính áp tròng, tránh vi khuẩn thâm nhập vào mắt. Nếu cháu cảm thấy mắt có cảm giác bị cốm, nóng rát và đỏ thì nên lấy kính áp tròng ra khỏi mắt và đi khám vì mắt cháu có thể không thích ứng được với dung dịch bảo quản kính. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng, cháu nên bỏ kính khi đi ngủ, không nên đeo khi đi bơi hay tiếp xúc gần với bếp gas, lửa, nguồn hơi nóng... vì những tác nhân trên sẽ làm tròng kính co lại, gây tổn thương mắt.
Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn