Lạm dụng truyền dịch có thể gây nguy hiểm chết người
Cô gái 20 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch
Nói không với truyền dịch khi có thể cố gắng ăn!
Trẻ bị sốt virus có nên truyền dịch?
Nói không với truyền dịch khi có thể cố gắng ăn!
Tử vong sau khi truyền dịch tại nhà
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức – Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết:
Chào bạn!
Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sỹ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bổ sung là bao nhiêu.
Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sỹ xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối.
Kỹ thuật truyền tuy khá đơn giản nhưng có thể gây ra tai biến cho người truyền. Nhẹ thì gây sưng phù, đau tại vùng tiêm truyền. Nặng gây sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Hơn nữa, truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải và dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận.
Việc một số người khỏe mạnh, tự ý truyền dịch hoa quả để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da cũng phải thận trọng. Người khỏe truyền hoa quả có thể sinh ra “lười ăn”, phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn. Do đó, việc truyền dịch cần tuân thủ theo chỉ định bác sỹ, được thực hiện ở cơ sở y tế có cán bộ chuyên môn có dụng cụ và thiết bị xử lý các tai biến.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn