Nói không với truyền dịch khi có thể cố gắng ăn!

Truyền dịch cần phải theo chỉ định của bác sỹ

Hơi mệt là truyền dịch: Quá nguy hiểm!

Tử vong sau khi truyền dịch tại nhà

Không phải cứ sốt là truyền dịch!

Lợi và hại của truyền dịch

Chị Thảo Vy (Hà Nội) cứ khi nào cảm thấy hơi mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng là ra phòng khám tư truyền 1, 2 chai nước vì nghĩ rằng dịch sẽ đi thẳng vào máu và đến khắp cơ thể, nên truyền dịch sẽ giúp nhanh hồi phục và khỏe người lại. Hay chị Ngân (Bắc Ninh) vừa phẫu thuật đại tràng, do thể trạng mệt mỏi nên chán ăn và cho rằng "truyền nước sẽ làm mình nhanh khỏe hơn nhiều, đang đau, ăn uống sao nổi". Trên thực tế, không hiếm người như chị Thảo Vy và chị Ngân Ngân tin tưởng quá vào vai trò của truyền dịch. Trong khi, chỉ cần tự ăn, dù chút một cũng khiến cơ thể khỏe lên một cách tự nhiên.

Khi nào bạn cần truyền dịch?

Không ai có thể phủ nhận vai trò của truyền dịch, nhưng truyền dịch đúng lúc mới phát huy được tác dụng của nó. Theo Thạc sỹ Nguyễn Bạch: Trong cơ thể của mỗi con người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp. Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết để truyền bổ sung và số lượng bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt dù các bác sĩ chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật...

Bệnh nhân mất máu, mất nước, bị ngộ độc, trước và sau phẫu thuật... là những trường hợp đặc biệt cần truyền nước

Chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sỹ

PGS – TS – DS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng.

Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn chuyển hóa hay các hiện tượng phù ở tim, thận… Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không thích ứng được như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm.

Chính vì vậy, khi bác sỹ chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, xét thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, bác sỹ phải theo dõi chặt chẽ để trong trường hợp tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, trong các trường hợp chưa cần thiết, nếu có thể, hãy tự ăn.

Nếu có thể, hãy tự ăn

Bác sỹ Yên Lâm Phúc đã khuyên, nếu bạn có khả năng gượng dậy để ăn thì hãy cố gắng ăn, bởi nó vô cùng hữu dụng vì ở một khía cạnh nào đó, việc hồi phục cơ thể, truyền dịch có công dụng thua xa việc tự ăn. Bởi:

- Ăn sẽ thúc đẩy vận động các cơ quan: Nếu như truyền dịch, bạn chỉ cần nằm im một chỗ và dòng dịch chảy thẳng vào hệ tuần hoàn. Và do đó, truyền dịch không có tác dụng thúc đẩy vận động cơ thể. Điều này là bất lợi. Đồng thời, việc ăn bao gồm nhiều vận động phức khá phức tạp. Hầu như toàn bộ cơ nằm ở sâu bên trong cơ thể hoạt động, một điều mà không một biện pháp điều trị hoặc truyền dịch nào có thể đạt được. Vận động được tức là sức lực phục hồi được.

Ăn thúc đẩy thải độc: Khi bạn ăn vào, sẽ làm hệ tiêu hóa hoạt động. Thức ăn vào buộc hệ tiêu hóa phải tiết dịch vào trong lòng ruột, một lần ruột như được rửa trôi các mảng tụ kết. Men tiêu hóa của ruột tiết ra, tiêu hóa thức ăn những cũng phân rã luôn các chất tụ kết trong lòng ruột. Thành ruột co bóp làm tống đẩy chất thải ra ngoài. Mặt khác, trong quá trình can thiệp điều trị, nhiều người bệnh buộc lòng phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài như những bệnh nhân phẫu thuật dạ dày, ruột, thận, tim, phổi... sẽ bị lắng đọng vi khuẩn có hại trong cơ thể. Khi ăn vào, ruột cũng thải luôn những vi khuẩn có hại ra ngoài, tránh làm tổn thương thêm cơ thể.

Tự cố gắng ăn khi mệt, giúp thúc đẩy cơ thể hoạt động, thải độc, đẩy mồ hôi ra ngoài, ... làm cơ thể khỏe hơn

Ăn thúc đẩy mồ hôi: Nếu như truyền dịch, bạn chỉ nằm im và chờ đợi dịch phân bố tới da, từ đó mới có tác dụng vào các tuyến mồ hôi. Nhưng truyền dịch lại không thể nào làm vận động cơ tuyến mồ hôi để thải mồ hôi ra ngoài. Nhưng khi ăn vào, dù ăn ít hay ăn nhiều, đều thúc đẩy tuyến mồ hôi dưới da hoạt động. Đó là vì ăn đã kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động. Chúng tác động lên nhiều cơ quan, trong đó có tuyến mồ hôi ngoài da. Hệ thống này làm co bóp cơ ống tuyến mồ hôi, tống đẩy mồ hôi ra khỏi tuyến, làm hoạt hóa tế bào tuyến, làm tuyến tiết ra nhiều dịch mồ hôi.

Nếu như thải được mồ hôi ra ngoài thì vi khuẩn và virút cũng theo đó ra theo vì vậy mồ hôi còn giúp cơ thể thải độc rất hiệu quả, giúp người bệnh mau bình phục. Đó là lý do vì sao những người sốt virut, khi vã mồ hôi sẽ hạ sốt rất nhanh. 

- Ăn thúc đẩy hệ tim mạch hoạt động:  Dịch truyền vào không có giá trị kích thích tim mạch hoạt động về cả cường độ và tốc độ. Trái với truyền dịch, ăn làm kích thích tim mạch tăng hoạt động rõ nét. Đó là bởi khi ăn vào, động tác nuốt thức ăn khiến cơ thực quản co bóp. Thành của thực quản nằm rất gần tim. Mỗi khi thực quản co bóp, chúng chạm vào thành sau của tim ngay gần đó. Thành sau của tim có chứa nút xoang, vốn là một nút khởi tạo nhịp tim. Nên ăn vào vô hình trung đã trực tiếp kích tim hoạt động nhanh hơn va mạnh hơn.

- Ăn kích hoạt hệ thần kinh giao cảm: Hệ thần kinh giao cảm vốn là hệ thần kinh làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tim hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn thì máu cũng theo đó mà lưu thông nhiều hơn, tốt hơn, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn. Nhưng cái hay của việc kích thích này ở chỗ, sự kích thích chỉ vừa đủ nhẹ chỉ để làm tăng lên một chút nhịp tim, một chút sức co bóp cơ tim phù hợp với việc hồi phục mà không làm tăng lên quá cao gây mệt cho người bệnh.

- Ăn thúc đẩy vi tuần hoàn ngoại biên: Ăn làm tăng tốc vi tuần hoàn ngoại biên, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, làm giãn nở cơ thắt tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Nhờ vào sự giãn nở này, máu được tràn về tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch nhiều hơn, máu đi qua vi tuần hoàn nhiều hơn, mô, tế bào được nuôi dưỡng tốt hơn. Do đó, vết thương ngoài da của người bệnh được phục hồi tốt hơn.

- Ăn làm tăng chuyển hóa: Ăn làm hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có nhiều chức năng, một trong các chức năng quan trọng đó là tăng chuyển hóa tế bàom toàn cơ thể. Từng tế bào sẽ tăng chuyển hóa, tăng tạo ra năng lượng, là phần thiết yếu nhất để người bệnh có thể vực dậy sức khỏe. Tốc độ hồi phục sẽ tỉ lệ thuận với mức độ năng lượng thu được. Càng ăn sớm, cơ thể người bệnh càng tăng chuyển hóa sớm, thể chất của họ càng khỏe. Càng ăn sớm, biến chứng vết mổ càng thu giảm vì vậy sẽ càng được sớm xuất viện.

Tóm lại, việc cố gắng ăn uống sẽ giúp bạn khỏe hơn nhiều so với truyền dịch. Bởi vậy, hãy biết khi nào nên truyền dịch và khi nào nên gắng sức ăn, dù là từng chút một. Đồng thời, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng phù hợp cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giúp bạn nhanh bình phục.

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội