Người lớn cần tiêm vaccine gì?

Người lớn cũng cần tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe của mình và tránh lây nhiễm bệnh cho người khác

19,4 triệu trẻ em đã được tiêm phòng sởi – rubella

Lịch tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ như thế nào?

Bị mưng mủ sau khi tiêm phòng lao có sao không?

Trẻ đã tiêm phòng viêm gan B có được tiêm Quinvaxem nữa không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), người lớn cần tiêm các loại vaccine sau:

1. Vaccine sởi - quai bị - rubella (MMR)

Sởi là một bệnh dễ lây và có thể lây lan nhanh trong cộng đồng có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sởi cao vì họ không đủ kiện tiêm vaccnie. Cả ba loại virus sởi - quai bị - rubella đều có thể gây sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Tiêm vaccine MMR nếu bạn:

- Sinh từ năm 1957 trở về sau và chưa tiêm ngừa bao giờ.

Theo CDC, mỗi năm tại Mỹ có hơn 600.000 người lớn chết vì các bệnh vốn có thể phòng tránh được bằng cách tiêm vaccine.

- Chuẩn bị đi du lịch nước ngoài (mũi tăng cường).

- Làm việc ở trung tâm chăm sóc sức khỏe (mũi tăng cường).

- Là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 - 49 tuổi).

- Là sinh viên, sinh viên trao đổi.

Các trường hợp tránh tiêm vaccine MMR:

- Phụ nữ mang thai (bởi vì vaccine có chứa các chủng virus sống đã bị làm yếu).

- Phụ nữ đang có ý định mang thai (sử dụng các biện pháp an toàn trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vaccine).

- Người sinh trước năm 1957 và đã tiếp xúc với virus (xác định thông qua xét nghiệm máu).

- Bị dị ứng gelatin hoặc kháng sinh neomycin.

- Người có hệ miễn dịch yếu (người có HIV hoặc bị ung thư).

- Người miễn dịch với sởi, quai bị và rubella (xác định qua xét nghiệm máu).

- Đã tiêm 2 liều MMR hoặc 1 liều MMR cộng với 1 liều 2 vaccine sởi đơn.

- Đã tiêm 2 mũi MMR và không có nguy cơ cao phơi nhiễm sởi hay quai bị.

Người lớn cần tiêm 7 loại vaccine cơ bản

2. Vaccine cúm

Mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì bệnh cúm. Người trưởng thành nên tiêm ngừa cúm hàng năm. Những người khỏe mạnh từ 18 - 49 tuổi có thể dùng loại vaccine dạng xịt qua đường mũi.

Không tiêm vaccine này nếu:

- Bị dị ứng nặng với trứng.

- Đang mang thai (không dùng vaccine dạng xịt).

- Bị hội chứng Gullain - Barr. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên, khiến hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh.

3. Vaccine thủy đậu

Người lớn và trẻ em đều có thể mắc thủy đậu - thậm chí tử vong vì những biến chứng của căn bệnh này như viêm phổi và nhiễm trùng não, xương, da và mạch máu.

Trước khi loại vaccine này được cung cấp cho người dân Mỹ vào năm 1995, mỗi năm có khoảng 100 người chết và hơn 11.000 người phải nhập viện vì thủy đậu. Thậm chí trẻ em bị nhẹ cũng đã phải nghỉ học tới 6 ngày.

Tiêm chủng ngay nếu bạn:

- Chưa bị thủy đậu

- Mới tiêm một mũi (mũi bổ sung)

Trường hợp tránh tiêm vaccine thủy đậu:

- Phụ nữ mang thai (bởi vì vaccine có chứa các chủng virus sống đã bị làm yếu).

- Phụ nữ đang có ý định mang thai (sử dụng các biện pháp an toàn trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vaccine).

- Bị dị ứng gelatin hoặc kháng sinh neomycin.

- Người có hệ miễn dịch yếu (người có HIV hoặc bị ung thư).

4. Vaccine uốn ván và bạch hầu (TD) hoặc bạch hầu, ho gà, uốn ván (TDAP hay DTAP)

Tiêm ngừa giúp bạn chống lại bệnh uốn ván (một căn bệnh gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn), bạch hầu (nhiễm trùng đường hô hấp) và ho gà. Các vi khuẩn gây ra uốn ván khiến một loại chất độc gây co thắt cơ nghiêm trọng.

Tiêm vaccine này nếu bạn:

- Dưới 64 tuổi và chưa được tiêm chủng trước đó (TDAP).

- Trên 65 tuổi và thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ dưới 12 tháng (TDAP).

- Dưới 65 tuổi và thường tiếp xúc với trẻ dưới 12 tháng tuổi (tiêm bổ sung liều TD).

- Đã tiêm chủng cách đây 10 năm (tiêm TD bổ sung).

- Làm việc ở trung tâm chăm sóc sức khỏe (tiêm TDAP hoặc TD bổ sung).

Bỏ qua mũi tiêm này nếu bạn:

- Mang thai dưới 20 tuần. TDAP hay TD đều có thể tiêm muộn hơn trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.

- Bị động kinh hay Guillain - Barr, các hội chứng hay triệu chứng rối loạn hệ thần kinh khác.

5. Vaccine viêm gan B

Trong số những người nhiễm viêm gan B, nhiều người thậm chí còn không biết mình mắc bệnh. Người mẹ nhiễm bệnh có thể lây nhiễm sang trẻ khi sinh ra.

Tiêm vaccine viêm gan B ngay nếu bạn:

- Đang mang thai và chưa được tiêm chủng trước đó.

- Có quan hệ tình dục với nhiều người.

- Trên 60 tuổi và bị tiểu đường.

- Làm việc trong cơ sở chăm sóc sức khỏe.

- Sống cùng người mắc viêm gan B.

Bỏ qua mũi tiêm này nếu bạn dị ứng nghiêm trọng với các loại men.

6. Vaccine HERPES ZOSTER (zona)

Virus thủy đậu thời thơ ấu của bạn có thể kích hoạt lại bệnh zona trong độ tuổi trưởng thành, dẫn đến đau dây thần kinh kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Những người bị nhiễm zona có thể truyền virus thủy đậu cho trẻ em chưa được tiêm chủng.

Hãy tiêm vaccine này nếu bạn trên 60 tuổi.

Bỏ qua mũi tiêm này nếu bạn:

- Dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin

- Hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại nặng nề do HIV/AIDS hoặc ung thư.

7. Pneumococcal polysaccharide hoặc vaccine PPSV (viêm phổi)

Tiêm loại vaccine này nếu bạn:

- Trên 65 tuổi.

- Có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy thận, lymphoma hay còn gọi là bệnh bạch cầu, ung thư hoặc HIV/AIDS.

- Hút thuốc lá.

- Lá lách bị tổn thương hoặc đã bị cắt bỏ.

Bỏ qua mũi tiêm này nều bạn dưới 64 tuổi và có tình trạng sức khỏe tốt.

Theo TS. Anita Chandra-Puri - phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, bác sỹ nhi khoa tại Hiệp hội y khoa Northwestern ở Chicago thì “Khi người lớn được tiêm chủng, nó có thể kiềm chế sự lây lan của bệnh sang trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - những trường hợp còn quá nhỏ để có thể tiêm vaccine hoặc chưa được bảo vệ đầy đủ”.
Tuệ Nhi H+ (Theo Parents)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm