Chị H. và mẹ khi đang được điều trị tại BV Tâm thần Trung ương I.
Trầm cảm sau sinh, điều trị như thế nào?
Trầm cảm sau sinh ở bà mẹ trẻ
Trầm cảm sau sinh: Hiểu để chia sẻ
Phụ huynh có con sinh thiếu tháng dễ bị trầm cảm
Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân P.T.H (sinh năm 1989, ở Hải Hậu, Nam Định), hiện đang điều trị ở khoa A6 (Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Trung ương I). Khi chưa được bác sỹ giới thiệu, không ai nghĩ đây là một bà mẹ vẫn đang tuổi cho con bú và cũng không ai có thể tin được H. sinh năm 1989, tức năm nay mới chỉ 27 tuổi.
Theo đó, qua quan sát bề ngoài có thể thấy được H. gầy gò, xanh xao với đôi mắt sâu hoắm, cái trán dô và gương mặt xương xẩu. Tuy nhiên, khi được nghe câu chuyện về căn bệnh mà H. đang mắc phải thì ai cũng xót thương, vì suốt 5 tháng trời chị dường như không ăn, không ngủ.
Ngồi bên cạnh chị H., bác Liên (mẹ chồng chị H.) chia sẻ, lần sinh nở đầu tiên chị H. đã có những biểu hiện khó hiểu, nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi và không ai để ý đến nữa.
Đến lần sinh thứ 2, chị H. bắt đầu có những biểu hiện lạ và nặng hơn lần sinh đầu rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian đầu mọi người cũng không để ý vì những bà mẹ sau sinh thường hay bị như vậy. Nhưng rồi, càng lâu càng thấy những biểu hiện nặng thêm và cuối cùng khi đưa đi bệnh viện thì mới biết chị H. đã mắc bệnh trầm cảm ở thể nặng.
“Khi sinh con đầu tiên, con dâu tôi thường có những biểu hiện mà trước đó không có như sợ sệt, rón rén, rửa tay liên tục… Đến lần sinh thứ 2, cháu có những biểu hiện rất rõ khi bị lẩn thẩn, không cần ăn, không ngủ, cho uống thuốc không uống… Cứ như vậy ròng rã 5 tháng trời khi đang từ 57kg giảm xuống còn 24kg, gia đình quá lo lắng mới đưa đi khám”, bác Liên chia sẻ.
Có mặt thăm khám cho bệnh nhân bên giường bệnh, TS.BS Tô Thanh Phương – Phó GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Trưởng khoa Cấp tính nữ cho biết: “Có lẽ đây là ca bệnh ấn tượng nhất đối với tôi về bệnh trầm cảm sau sinh với những triệu chứng rất điển hình, đặc biệt là quá trình sút cân của bệnh nhân diễn ra nhanh chóng”.
TS Tô Thanh Phương - PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
“Khi bệnh nhân H. mới nhập viện (khoảng 1 tháng trước) có những triệu chứng rất nặng, thậm chí bệnh nhân có ý định tự sát, chống đối điều trị quyết liệt như: Không nói, không ăn, không uống gì…
Cuối cùng chúng tôi phải dùng biện pháp trộn thuốc vào sữa và cho ăn qua đường xông, sau khoảng 2 hôm bệnh nhân đã đáp ứng với thuốc và tiến triển hơn. Sau đó chúng tôi thay đổi phương án điều trị bằng cách không dùng thuốc mà kích từ để điều trị. Hiện nay, sau khoảng 1 tháng điều trị bệnh nhân tiến triển tốt”, TS Phương chia sẻ.
Về phương pháp điều trị đối với các trường hợp như bệnh nhân H., TS Phương cho biết, hiện bệnh viện đang áp dụng phương pháp kích từ xương sọ đối với những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nặng. Đây là phương pháp mới nhất đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay.
“Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không cần dùng thuốc, điều đó sẽ làm giảm các nguy cơ biến chứng hoặc bệnh nhân phải chịu tác dụng phụ của thuốc. Hiện phương pháp này chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu cấp bộ và được Bộ Y tế đánh giá cao”, TS Phương chia sẻ.
Bình luận của bạn