- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Có nhiều nguyên nhân gây chậm kinh như buồng trứng đa nang, quá căng thẳng, stress
Khô âm đạo tuổi 30 có phải dấu hiệu của mãn kinh sớm?
Đã mãn kinh bổ sung nội tiết tố có tác dụng gì không?
5 dấu hiệu bất thường về sức khỏe của chị em sau 40
Rối loạn tiền mãn kinh: Làm gì để cứu vãn nhan sắc?
Bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế cho biết:
Chào em!
Em bị chậm kinh 1 tuần, đã thử que nhưng vẫn lên 1 vạch nhưng chưa thể khẳng định là em có thai hay không. Bởi rất nhiều trường hợp thử que cho kết quả giả, có thai nhưng vẫn báo không có, hoặc không có thai nhưng lại báo rằng có (do thử sai cách, thời gian thử sai, do tác dụng phụ của thuốc gây dương tính giả...). Vì thế, em nên thử máu – xét nghiệm chỉ số hCG, nếu hCG tăng tức là nguyên nhân chậm kinh nguyệt là do em đã mang thai.
Nếu không có thai, có thể do những nguyên nhân chậm kinh khác như mắc hội chứng buồng trứng đa nang, quá căng thẳng trong công việc và cuộc sống, tác dụng phụ của thuốc, quá gầy, tiền mãn kinh…
Em đừng quá lo lắng và mong có kinh ngay, bởi khi cơ thể căng thẳng cực độ sẽ ngăn ngừa quá trình rụng trứng khiến bạn không đủ estrogen và chu kỳ kinh nguyệt càng kéo dài.
Hội chứng buồng trứng đa nang cũng làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, làm thay đổi nồng độ estrogen, progesterone và testosterone làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh kéo dài, thậm chí cả mấy tháng. Chậm kinh cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Nếu có uống thuốc tránh thai, có thể bạn sẽ có kinh nguyệt trong một vài ngày sắp tới.
Trong câu hỏi, em không nêu rõ em năm nay bao nhiêu tuổi, đã sắp vào giai đoạn tiền mãn kinh chưa. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (sau tuổi 35), buồng trứng của người Phụ nữ suy giảm hoạt động, khiến nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm mạnh, khiến kinh nguyệt lúc có lúc không.
Làm sao để có kinh nhanh? Em có thể tham khảo một số biện pháp tự nhiên như: Tăng cường vitamin C, uống nước dừa, ăn rau ngót, tăng cường vận động, ăn thực phẩm giàu carotene (đu đủ, cà rốt)… sẽ giúp kinh nguyệt đến sớm.
Muốn chu kỳ kinh nguyệt ổn định, em nên tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách uống 2 lít nước mỗi ngày, uống bổ sung thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Bên cạnh đó, em cũng nên tăng cường vận động, tránh căng thẳng, stress.
Chúc em sức khỏe!
An An H+
Bình luận của bạn