5 dấu hiệu bất thường về sức khỏe của chị em sau 40

Kinh nguyệt thất thường, viêm nhiễm phụ khoa là những dấu hiệu cảnh báo rối loạn nội tiết tố

17 dấu hiệu tiền mãn kinh dễ nhận biết nhất

Bị bốc hỏa khó chịu phải ăn gì cho mát?

"Lanh chuối vịt" thổi bay cơn nóng mặt của chị em

Hệ trục rối loạn - tác nhân gây trăm bệnh cho phụ nữ mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt

Nếu trước đây, chu kỳ kinh nguyệt của chị em vốn rất đều mà nay lại thất thường, có chu kỳ thì ngắn hơn có chu kỳ lại dài hơn, thì đó chính là một dấu hiệu bất thường cần lưu ý.

Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn có nguyên nhân từ sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Hormone estrogen giúp thúc đẩy nang noãn (trứng) trưởng thành, khi nang noãn vỡ ra, sẹo buồng trứng tiết ra hormone progesterone – hormone này giúp làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị làm tổ để đón phôi. Nếu trứng không được thụ thai sẽ có hiện tượng bong niêm mạc tử cung, chảy máu kinh nguyệt. Sự thiếu hụt của các hormone này khiến quá trình này gặp trục trặc, rối loạn kinh nguyệt tất yếu xảy ra.

Viêm nhiễm phụ khoa

Nếu giai đoạn này, chị em nhận thấy “vùng kín” hay bị ngứa ngáy, viêm nhiễm, đau rát khi quan hệ, tiểu buốt… thì đó chính là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa thời kỳ tiền mãn kinh. Sau tuổi 40, buồng trứng trong cơ thể giảm hoạt động dẫn đến nồng độ hormone estrogen suy giảm, chất nhờn cũng giảm theo khiến niêm mạc âm đạo mỏng. Bên cạnh đó, độ pH âm đạo cũng bị thay đổi khiến vi khuẩn tốt giảm, vi khuẩn xấu lại gia tăng gây viêm âm đạo tái phát nhiều lần.

Viêm âm đạo tái phát nhiều lần do độ pH thay đổi, rối loạn hormone nội tiết tố

Nhức mỏi xương khớp

Sự suy giảm nội tiết tố estrogen thời kỳ tiền mãn kinh còn ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Bởi estrogen giúp hạn chế sự sinh trưởng của các tế bào hủy xương, làm giảm quá trình hủy xương, đồng thời giúp tăng tế bào tạo xương và kéo dài tuổi thọ của các tế bào này. Estrogen cũng tác động lên ruột, làm tăng hấp thu calci trong thức ăn, tăng vận chuyển calci từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe.

Thiếu hụt calci khiến lượng tế bào hủy xương vượt trội, thiếu hụt calci khiến tỷ trọng khoáng xương giảm, xương mỏng, giòn, thường nhức mỏi, thậm chí làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Bốc hỏa

Bình thường, hormone nội tiết tố cân bằng sẽ giúp hệ thần kinh thực vật ổn định. Lượng hormone estrogen giảm đến một mức độ nào đó sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật, khiến cơ thể hiểu nhầm là đang bị nóng, cần tỏa nhiệt. Cơn nóng xuất phát từ ngực, bốc lên mặt, lên đầu rồi lan khắp toàn thân. Nhiệt độ da tăng cao, cả cơ thể bừng bừng, tim đập nhanh, huyết áp tăng, mồ hôi toát ra đầm đìa. Khoảng 5 – 10 phút sau, khi cơn bốc hỏa dịu đi thì toàn thân thấy ớn lạnh, mệt rã rời.

Tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa mỗi người mỗi khác. Có người một ngày gặp vài lần, có người chỉ gặp một hai lần, nhưng cũng có chị em than phiền triệu chứng này dai dẳng đến vài năm.

Mất ngủ

Bốc hỏa thường gặp trong đêm, kể cả trong phòng mát mẻ. Đây chính là lý do khiến phụ nữ tiền mãn kinh bị mất ngủ, trằn trọc trong đêm. Về lâu về dài dẫn đến thiếu ngủ mạn tính. Thiếu ngủ lại gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe như: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt…

Để dự phòng cũng như giảm các triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra, chị em nên bổ sung thêm nội tiết tố từ các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và các hoạt chất sinh học, đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.

Vân An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp