Bệnh do nhiễm Leptospira có nguy hiểm không?
6 triệu chứng của bệnh do xoắn khuẩn leptospira không nên bỏ qua
Nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm từ các loài thú cưng
Đẳng cấp thú cưng khi chăm lo sức khoẻ cho chủ nhân
Những lợi ích không ngờ khi nuôi thú cưng
Bệnh do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira được phát hiện lần đầu ở Đức vào năm 1850 trên chó. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm trên chó tương đối cao: 80 % ở các cơ sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% trên chó nuôi ở các hộ dân. Xoắn khuẩn Leptospira thường ký sinh trên gia súc, thú cưng (chó, mèo...) và nhiều loại động vật hoang dã (gấu, báo, chuột…), khi lây nhiễm cho người có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân, xuất huyết, suy gan thận và tử vong.
Leptospira có thể chịu được lạnh và sống trong môi trường nước tới 3 tuần. Chúng đặc biệt sống dai dẳng trong bùn lầy, nước đọng, nước cống rãnh, ruộng đồng, khe suối…
Đường lây Leptospira chủ yếu là: Đường da, niêm mạc (do tiếp xúc với nước, bùn, đất có ô nhiễm xoắn khuẩn); Đường tiêu hoá (qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm); Rất ít khi lây qua đường hô hấp (do hít phải các giọt nước nhiễm khuẩn ở dạng khí dung).
Chính vì vậy, bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm Leptospira, đặc biệt là những người nông dân thường phải lội ruộng, người chăn nuôi gia súc, người nuôi thú cưng, người làm nghề tiếp xúc nhiều với nguồn nước ngoài tự nhiên...
Dưới đây là một số điều cần biết về bệnh do nhiễm Leptospira:
Một số biến chứng từ bệnh do nhiễm Leptospira:
Suy thận cấp: Biểu hiện vô niệu (không có nước tiểu trong bàng quang khi thông đái, hoặc lượng nước tiểu trong 24 giờ ít, chỉ dưới 300ml), tăng ure máu, creatinin máu tăng cao, bệnh nhân hôn mê do ure máu cao, thậm chí tử vong.
Bệnh tim mạch: Viêm cơ tim, truỵ tim mạch và choáng.
Xuất huyết: Xuất huyết ồ ạt ở các phủ tạng gây thiếu máu cấp, có thể có cục máu đông rải rác.
Phổi: Phù phổi cấp hay ngạt thở.
Một số biến chứng khác: Liệt, viêm mống mắt thể mi, viêm dây thần kinh thị giác (có thể gây mù).
Bình luận của bạn