Nháy mắt thường xuyên là bệnh gì?

Nháy mắt liên tục có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau

Chứng nháy mắt - Dấu hiệu cảnh báo bệnh tật

Để không mờ mắt khi về già: Phải làm sao?

Cận thị bao nhiêu độ thì có thể mổ mắt?

500 người già sẽ được khám, mổ mắt miễn phí

Trả lời:

BS Hoàng Cương - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết:

Chào cháu! Thông thường, nháy mắt là những cử động không có chủ ý thường xảy ra ở cả hai bên mắt. Thông thường, mắt xảy ra do các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi nháy mắt cũng là biểu hiện của một số căn bệnh. Mọi người có thể bị nháy mắt thường xuyên trong các trường hợp sau: Khi cơ thể mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc... Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: Tổn thương nhân xám trong não, bệnh neuron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine. 

Ngoài ra có thể nháy mắt do co rút cơ vùng mặt liên quan đến dây thần kinh số 7. Trước tiên là mi mắt, sau đó là các cơ mặt khác bị giật. Các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, parkinson... cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Để điều trị nháy mắt liên tục cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, nghỉ ngơi. Trường hợp nặng, có thể phải can thiệp phẫu thuật gồm nhiều phương pháp như: Hủy một số nhánh của dây thần kinh số 7; Cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi...

Khi nháy mắt được can thiệp điều trị, cháu cần phòng bệnh quay trở lại bằng cách ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày tránh cho mắt không bị mệt mỏi do thiếu ngủ. Loại bỏ hoặc hạn chế những trạng thái gây căng thẳng thần kinh. Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây nháy mắt và điều trị kịp thời.

Chúc cháu và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị