Nhiều lợi ích của trà sả đã được khoa học chứng minh
10 lợi ích sức khỏe kỳ diệu từ cây sả
Cách làm tinh dầu sả khử mùi ẩm mốc cho ngày mưa lạnh
Ăn gừng buổi sáng thế nào để “tốt hơn cả uống nước sâm”?
Những người nào nên hạn chế ăn gừng?
Từ lâu, cây sả đã được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Ở Philippines, trà sả được sử dụng để giảm bớt căng thẳng, điều trị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày, giảm đau và điều trị viêm khớp. Ở miền Nam Brazil, người dân uống trà sả để giảm đau và an thần. Ở Ấn Độ, Cuba, Indonesia và Brazil, trà sả được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu, tiểu không kiểm soát và sỏi thận. Ở Nigeria, chiết xuất sả được cho là có thể điều trị tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, sốt rét, hạ sốt và tiêu diệt ký sinh trùng.
Sở dĩ trà sả có khả năng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh là nhờ vào một loạt các hợp chất có trong nó.
Trà sả không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Cụ thể:
Ngăn ngừa nhiễm trùng: Terpene, xeton, aldehyde và este là các hợp chất trong sả giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
Giảm bớt lo lắng: Ngoài việc uống trà nóng giúp thư giãn, liệu pháp hương thơm với sả có thể làm giảm căng thẳng nhanh chóng.
Tăng số lượng hồng cầu: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medicinal Food năm 2015 cho thấy rằng, trà sả tăng đáng kể lượng tế bào hồng cầu trong tất cả 105 người tham gia. Các nhà khoa học tin rằng trà sả có tiềm năng lớn trong ngăn ngừa và điều trị thiếu máu.
Tăng cường sức khỏe răng miệng: Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Food Chemistry năm 2008, trong số 12 loại thảo mộc được lựa chọn, chiết xuất từ sả là một trong những chất có hiệu quả nhất để chống lại liên cầu khuẩn Streptococci.
Tốt cho thận: Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Renal Nutrition năm 2015 cho biết, dùng một liều cao hoặc điều trị kéo dài với liều lượng trà sả thấp có thể cải thiện chức năng thận.
Giảm đau: Trà sả có tác dụng antinociceptive/chống đau đáng kể.
Giảm viêm: Citral là một hợp chất trong tinh dầu sả có thể gàm giảm viêm hiệu quả.
Chống lại các gốc tự do: Citral hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.
Ngoài ra, các nghiên cứu lưu ý một số dưỡng chất thực vật mạnh mẽ trong sả, chẳng hạn như flavonoid, các hợp chất phenolic bao gồm luteolin, quercetin, kaempferol và apiginin... tất cả đều có khả năng: Chống amip, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, kháng nấm, trị tiêu chảy...
Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở Nhật Bản còn cho thấy glutathione trong sả có tiềm năng lớn trong ngăn ngừa ung thư da. Các nhà khoa học Ấn Độ cũng khẳng định nó rất hữu ích trong việc phát triển các liệu pháp chống ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu. Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc cho biết thêm hợp chất polysaccharide trong cây sả có thể gây ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư.
Tuy nhiên, tác dụng giảm cân của trà sả chưa được đề cập tới trong các nghiên cứu khoa học.
Bình luận của bạn