Những người nào nên hạn chế ăn gừng?

Bị những bệnh này nên hạn chế ăn gừng

Bạn đã biết cách pha trà gừng phòng cảm lạnh và giúp giảm cân?

Cơm tối ngon miệng với cá hồi sốt chanh gừng ăn kèm cơm trộn rau củ

Uống trà gừng có tác dụng phụ gì?

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 ăn gừng: Lợi ích và rủi ro

Phụ nữ mang thai

Theo kinh nghiệm dân gian, gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Còn trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên hoặc hạn chế ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Bệnh dạ dày

Những người bị bệnh liên quan đến bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng... thì nên hạn chế ăn gừng. Vì trong thành phần của gừng có chứa những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.

Ngoài ra, khi đã được chẩn đoán có bất kỳ triệu chứng ung thư ở đường tiêu hóa thì chống chỉ định tuyệt đối không được ăn gừng vì nó sẽ kích thích khối u phát triển rất nhanh. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng làm cho bệnh càng nhiêm trọng hơn.

Người bị bệnh về máu

Gừng được cho là kích thích lưu thông máu, chính vì vậy nó không tốt cho người bị bệnh về máu. Việc tăng cường lưu thông máu có thể khiến cho tình trạng của người bệnh trở lên tồi tệ hơn. Gừng thậm chí còn vô hiệu hóa tác dụng của các loại thuốc chữa bệnh về máu.

Người đang điều trị bằng thuốc

Nếu đang dùng thuốc cao huyết áp, chống loạn nhịp tim, chống đống hoặc đái tháo đường, bạn không nên ăn gừng bởi gừng tác động đến phản ứng của thuốc lên cơ thể.  Những loại thuốc này có thể tăng hoạt tính khi có sự góp mặt của gừng, bởi đó thường là những loại thuốc tác dụng mạnh và nó có thể gây quá liều.

Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt không nên ăn hoặc uống nước gừng

Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối nên hạn chế ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết. Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.

Tương tự nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp