Nhiều tỉnh miền Tây tồn vaccine COVID-19, dịch đậu mùa khỉ có thể lây lan qua không khí

Tiến độ tiêm vaccine tại một số địa phương miền Tây chậm so với kế hoạch đề ra - Ảnh: Huy Đạt/ Báo Thanh Niên

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 9/6/2022

Thu hồi trên toàn quốc lô Dung dịch rửa tay kháng khuẩn HAPPICARE+ kém chất lượng

Chủ động phòng dịch cúm gia cầm, nguy cơ nhiễm nấm từ món mối đặc sản

Bộ Y tế đề xuất V2K thay 5K, thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM

Theo bài đăng trên Tuổi Trẻ Online, hiện số vaccine Bộ Y tế đã cấp phát cho các địa phương (chưa sử dụng) là gần 7 triệu liều. Số đã nhập về và chưa cấp phát cũng lên tới hàng chục triệu liều. Thời gian vừa qua, đã có một số tỉnh thành tiêm mũi 3, 4 chậm và nhận vaccine chậm, thậm chí từ chối nhận thêm vaccine. Nhiều địa phương ở miền Tây cho biết, tiến độ triển khai tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 thời gian qua gặp khó khăn, chậm so với kế hoạch đề ra, một phần do người lao động quay trở lại các khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ khác để làm việc; Một phần do người dân có tâm lý e ngại, chủ quan nên không muốn tiêm mũi 3.

Theo thống kê của HCDC, trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021 là 7.039 ca. Số ca sốt xuất huyết nặng là 209 ca, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tuần 22 (từ ngày 27/5 đến 2/6), TP.HCM ghi nhận 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 79 phường, xã thuộc 20/22 quận, huyện và TP. Thủ Đức, giảm 10 ổ dịch mới so với tuần 21. Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Lê Hồng Nga cảnh báo, số ca mắc sốt xuất huyết đang có chiều hướng tăng theo mỗi tuần. Từ nay đến cuối năm, có thể xảy ra bùng dịch sốt xuất huyết.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 42 tuổi, trú tại xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình nhiễm bệnh giun rồng. Được biết, bệnh nhân có tiền sử uống nước khe suối, ăn gỏi cá… và đã nhiều năm nay không tẩy giun, sán. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có khối sưng nề ở ngực, cánh tay trái và đùi trái, ấn đau tức, chảy mủ. Da, niêm mạc hồng nhạt, không phù, không xuất huyết, hạch ngoại vi không to, tuyến giáp không sờ thấy. Không liệt thần kinh khu trú, bụng không cổ chướng, tim phổi bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng (Dracunculus), các bác sỹ đã vệ sinh, gắp hết giun ra, dùng kháng sinh Metronidazol để điều trị bội nhiễm vết loét. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe tốt, đang được theo dõi và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Trong hướng dẫn mới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ bất ngờ xóa bỏ khuyến cáo đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Động thái của CDC cũng gợi ra khía cạnh ít được thảo luận trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ mới nhất đó là virus có thể lây truyền trong không khí, ít nhất là ở khoảng cách ngắn. Trong các đợt bùng phát trước đó phần lớn ca mắc được báo cáo ở người tiếp xúc gần bệnh nhân hoặc động vật bị nhiễm virus. Ở các hướng dẫn khác CDC Mỹ vẫn kêu gọi người mắc đậu mùa khỉ đeo khẩu trang y tế, đặc biệt là người có triệu chứng về đường hô hấp. Các thành viên khác trong gia đình người bệnh cũng nên cân nhắc đeo khẩu trang khi sống chung với người bệnh./

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin