Chủ động phòng dịch cúm gia cầm, nguy cơ nhiễm nấm từ món mối đặc sản

Nguy cơ cúm gia cầm lây nhiễm sang người tại Việt Nam là đáng kể, cần chủ động kiểm soát và phòng ngừa

Cảnh báo nguy cơ trẻ hóc dị vật, các địa phương đẩy nhanh tiêm mũi 3, 4 vaccine

Cứu sống trẻ bị tăng men gan gấp 100 lần do tái nhiễm sốt xuất huyết

TP.HCM xây dựng kịch bản ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm; Triển khai các biện pháp phòng, chống để hạn chế nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm lây lan sang người và không để bùng phát dịch trong cộng đồng. Hiện nay, cả nước có 6 ổ dịch cúm gia cầm/H5N1 tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Kon Tum chưa qua 21 ngày…

UBND TP. Hà Nội vừa lên kế hoạch triển khai tiêm vaccine COVID-19, liều nhắc lại lần 2 (tức mũi 4). Thời gian thực hiện từ tháng 6, triển khai đồng loạt trên địa bàn toàn thành phố. Các đối tượng của đợt tiêm này là người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 như: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Tại Hà Nội vừa ghi nhận một trường hợp tử vong sau khi mua đặc sản mối sống về rang, sau ăn 5 ngày có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, tụt huyết áp. Khi bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai, các bác sỹ phát hiện toàn bộ niêm mạc đường thở bệnh nhân xuất hiện các giả mạc đan xen nhau như mạng nhện, lấp kín hết lòng khí phế quản. Kết quả cho thấy đây là nấm sợi Aspergillus fumigatus. Mặc dù được các y bác sỹ tận tình cứu chữa, bệnh nhân đã tử vong sau 6 ngày điều trị tích cực. Qua trường hợp này, người dân được khuyến cáo không ăn các thức ăn được chế biến từ côn trùng nếu không biết cách chế biến, không nắm được tác dụng và nguy cơ từ loại côn trùng đó hoặc có cơ địa dị ứng.

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiến hành nội soi gắp dị vật là một mảnh xương cá sắc nhọn ra khỏi đường thở cho một bệnh nhi 2 tuổi. Gia đình cho biết, trước đó, trẻ đang ăn cơm với cá thì bị sặc, trẻ tím tái, chảy nước mũi, người nhà vội đưa trẻ tới bệnh viện. Trường hợp này nếu không kịp thời phát hiện và tiến hành nội soi gắp dị vật ra sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng nặng và thủng khí quản.

Các nhà nghiên cứu đến từ Anh phát hiện 47 đột biến mới qua giải trình tự gene của virus đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh trên toàn cầu. Đây là con số được đánh giá là "lớn đến không ngờ". Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, đột biến nhanh không cho thấy virus đậu mùa khỉ dễ lây lan hơn, hoặc nguy hiểm hơn. 

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin