Đừng chủ quan với bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ để tránh nhưng nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị viêm thanh quản nên bổ sung những dưỡng chất gì?
Trị viêm thanh quản ở trẻ: Dùng ngay 5 thảo dược tự nhiên
Xông hơi cho trẻ bị viêm thanh quản: Những điều lưu ý
Công thức làm nước gừng giảm đau họng và viêm thanh quản không cần thuốc
Theo BS. Hoàng Đình Ngọc - Phó Giám đốc BV Tai mũi họng Trung Ương, viêm thanh quản là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Đa số bệnh tự khỏi, nhưng ở một số trẻ có thể có diễn tiến nhanh gây phù nề, bít tắc thanh quản khiến trẻ bị ngạt thở, suy hô hấp.
“Dây thanh quản là nơi hẹp nhất trên đường thở, nên khi xảy ra hiện tượng viêm, gây phù nề thanh quản sẽ khiến dây thanh quản bị bít kín. Khi đường thở bị bít kín, bệnh nhân sẽ khó thở, dần đến thiếu oxy cung cấp lên não. Tùy từng mức độ bít hẹp mà thể hiện khó thở cấp khác nhau”, BS Ngọc giải thích.
Khi có các triệu chứng của viêm thanh quản cấp, nên đưa trẻ đi khám
Đồng quan điểm đó, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, trường hợp viêm thanh quản cấp khiến trẻ đột ngột ngừng thở, suy hô hấp là hiếm gặp nhưng cũng không phải là cá biệt. Khoa Nhi cũng từng cứu sống bé một bé trai 5 tuổi (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) vào viện trong tình trạng ngưng thở, toàn thân tím tái, hôn mê cũng vì viêm thanh quản và kèm theo viêm phổi.
Theo các chuyên gia, viêm thanh quản kéo dài còn có thể gây ra biến chứng là nhiễm khuẩn tai và viêm phổi, vì virus gây viêm tắc thanh quản có thể lan vào phổi hoặc lên mũi và tai gây bệnh. Hiếm gặp hơn, viêm thanh quản kéo dài có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, viêm phế quản, bạch sản, tăng sản hoặc tăng sừng hóa thanh quản…
Để phòng ngừa bệnh, cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, bởi bụi bẩn, nấm mốc cũng là nguyên nhân gây viêm mũi, họng, dị ứng cho trẻ. Giữ ấm cổ, ngực, chân cho trẻ và khi trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, kèm theo khản giọng cần nhanh chóng đưa bé đi khám, can thiệp nhanh để phòng những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Bình luận của bạn