Phân biệt nước đóng chai thật - giả: Bắc thang lên hỏi...

Nước đóng chai Lavie bị làm nhái: Khó phân biệt được thật giả

Nguyên nhân nước tinh khiết LaVie xuất hiện rêu xanh

Kinh hãi nước tinh khiết LaVie có rêu xanh

Bộ Y tế nói gì về khả năng thanh tra để "lọt lưới" Tân Hiệp Phát?

"Móc túi" nhà nước 50 triệu cho lành!

Phát hiện đường dây làm giả nước Lavie

Chiều ngày 24/12, lực lượng chức năng bắt quả tang Phạm Thanh Bình (SN 1986) đang vận chuyển 10 bình nước khoáng thiên nhiên Lavie nghi là hàng giả. Bình khai nhận đang vận chuyển bình nước khoáng thiên nhiên Lavie của Công ty Cổ phần Hoàng Sa Việt Nam (trụ sở và xưởng sản xuất tại số 26, ngõ 230 Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai, TP. Hà Nội) do Phạm Kim Thành làm giám đốc.

Tiếp tục khám xét nơi ở của giám đốc và nhân viên tại ngõ 202 Định Công Hạ, CA quận Hoàng Mai phát hiện thêm các loại nhãn Lavie và Capseal (màng co) và một số thành phẩm nước khoáng thiên nhiên Lavie loại 19 lít nghi là hàng giả

Tại trụ sở công an, Phạm Kim Thành đã khai nhận hành vi làm giả nước đóng chai Lavie. Chủ yếu số hàng giả này được đưa vào tiêu thụ tại những nơi đông người (bệnh viện, trường học…), hay tới người tiêu dùng không biết phân biệt hàng thật - giả. Tiêu thụ mỗi bình Lavie 19 lít, Thành thu về 55.000 đồng. Thực tế, người tiêu dùng khó có thể phân biệt 2 bình Lavie thật, giả. Không phải ai cũng để ý đến sự thay đổi của nắp và màng co của bình nước khoáng Lavie 19 lít khi Công ty Lavie thay đổi mẫu mã. Sau khi tiêu thụ lần 1 và không thấy người tiêu dùng có phản ứng, đối tượng tiếp tục đưa sản phẩm giả vào lần tiếp theo.

Làm thế nào để phân biệt nước uống đóng chai thật - giả?

Đây đang là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Được biết, Quy chuẩn kỹ thuật đối với nước uống thiên nhiên và nước uống đóng chai được quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Theo đó, việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải tuân thủ quy định về tên sản phẩm và chỉ định sản phẩm: Nước có gas tự nhiên, ít gas tự nhiên, hay không gas, bổ sung gas từ nguồn... Tên nguồn nước khoáng, khu vực nguồn nước khoáng phải được ghi rõ trên nhãn sản phẩm. Nghiêm cấm ghi nhãn về tác dụng chữa bệnh... Vì thế người tiêu dùng trước khi bỏ tiền mua sản phẩm cần tìm hiểu kỹ nhãn mác, nếu thấy thông tin sản phẩm không đầy đủ, nhập nhèm thì cần cảnh giác kẻo mua nhầm hàng nhái.

Các sản phẩm nước khoáng của Lavie bị làm giả khá nhiều

Tuy nhiên, ngay cả với những sản phẩm được ghi đầy đủ các thông số theo quy định thì người tiêu dùng vẫn có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhất là những sản phẩm có thương hiệu, của các nhà sản xuất lớn, có uy tín, có dây chuyền sản xuất hiện đại - nhóm có khả năng bị làm nhái cao nhưng nhà sản xuất lại không làm rõ các thông tin làm sao để nhận biết hàng giả hàng thật đến người tiêu dùng…

Theo nhiều chuyên gia, muốn giảm bớt hàng rởm, kém chất lượng thì nhà sản xuất có thể bố trí một loại máy móc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc cử nhân viên thường trực tại siêu thị, cửa hàng để người tiêu dùng có thể phản ánh ngay những dấu hiệu bất thường của sản phẩm. Mặt khác, nhà sản xuất cũng phải minh bạch những đặc điểm nhận biết sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái.

Trên thực tế, không ít người khi phát hiện bị mua phải những sản phẩm giả, kém chất lượng tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng kinh doanh... nhưng lại cam chịu, im lặng. Hành động này chẳng khác nào tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái lộng hành. Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình, việc cần thiết là phải liên hệ với đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng để phản ánh sản phẩm lỗi, có vấn đề.

BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng