Nước tiểu có mùi có thể do thức ăn bạn ăn vào, hoặc báo hiệu một số vấn đề sức khỏe
Nước tiểu đục cảnh báo bệnh gì?
Vì sao nước tiểu của trẻ nhỏ có mùi hôi?
Vàng da, nước tiểu có màu vàng có phải bị viêm gan?
Đi tiểu nhiều, nước tiểu nhạt màu - dấu hiệu của bệnh dễ nhầm với đái tháo đường
Bạn bị mất nước
Nếu không uống đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ chỉ tập trung các chất thải và có thể trở nên đặc, đậm màu hơn. Trong trường hợp này, nước tiểu thường có mùi khai (do khí amoniac) và sẽ trở lại bình thường nếu bạn uống nhiều nước hơn.
Bạn đã uống quá nhiều cà phê
Bạn có một ngày đặc biệt mệt mỏi và phải viện tới cà phê để giữ mình tỉnh táo? Đừng quá hoảng sợ nếu sau đó nước tiểu của bạn cũng có mùi hơi giống mùi cà phê. Dù không thực sự rõ lý do, nhiều nhà khoa học cho rằng sau khi cơ thể tiêu thụ cà phê, một số chất thải sau quá trình tiêu hóa vẫn giữ lại mùi hương này, sau đó bài tiết ra ngoài theo nước tiểu.
Uống quá nhiều cà phê có thể khiến nước tiểu có mùi
Bạn đã ăn một số thực phẩm nhất định
Một số thực phẩm như tỏi, hành, măng tây không chỉ khiến hơi thở có mùi mà còn có thể khiến nước tiểu của bạn cũng có mùi khó chịu. Với trường hợp của tỏi và hành tây, các chất thải sau khi tiêu hóa vẫn có thể để lại mùi hôi trong nước tiểu.
Riêng với măng tây, các nhà khoa học cho rằng một số enzyme trong cơ thể có thể tham gia vào quá trình tiêu hóa loại thực phẩm này, gây ra các chất có mùi khó chịu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang
Nước tiểu có mùi khó chịu có thể báo hiệu một số vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang. Nếu chú ý thấy nước tiểu của bạn không chỉ nặng mùi mà còn có mùi hôi, bạn nên đến khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu nặng mùi, có mùi hôi
Đái tháo đường
Từ hàng trăm năm trước, các bác sỹ đã có thể nhận biết người mắc đái tháo đường bằng cách nếm thử nước tiểu (người bệnh đái tháo đường thường có nước tiểu có vị ngọt). Ngày nay, nhờ vào các tiến bộ y tế, các bác sỹ đã có thể xác định bệnh một cách dễ dàng hơn.
Nếu nhận thấy nước tiểu của mình có mùi thơm ngọt, bạn nên đến khám bác sỹ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Rò ruột – bàng quang
Một đường rò có thể xảy ra do các chấn thương, nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc viêm nhiễm. Đường rò kết nối giữa ruột và bàng quang có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi. Bạn cũng có thể nhận thấy một vài hạt nhỏ (phân) trong nước tiểu.
Những người bệnh viêm ruột (bệnh Crohn, viêm túi thừa…), người bệnh ung thư đang trong thời gian xạ trị cũng có thể gặp phải tình trạng này. Chính vì vậy, bạn nên đi khám nếu thấy nước tiểu có mùi hôi.
Bình luận của bạn