Điện thoại di động của nhiều nhân viên bệnh viện được thấy là chứa những virus gây rối loạn tiêu hóa và viêm phổi.
Không gây ung thư, nhưng người dùng di động phải hứng chịu một nguy cơ đầy bất ngờ
Video: Sử dụng điện thoại đúng cách để không hại sức khỏe
Ổ vi khuẩn trên điện thoại di động
Khắc phục 5 sai lầm khi dùng điện thoại gần như ai cũng mắc
Các nhà khoa học đã lấy mẫu quệt từ điện thoại di động và điện thoại không dây sử dụng hàng ngày của 114 bác sỹ và y tá tại Bệnh viện Đại học Saint - Etienne ở Saint-Priest-en-Jarez, Pháp. Phân tích gene cho thấy bằng chứng của virus trên 38,5% số máy thiết bị. Phổ biến nhất là rotavirus, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, được phát hiện ở 39 trong số 109 điện thoại.
Chất liệu di truyền của virus hợp bào hô hấp được tìm thấy trên 3 điện thoại và một chiếc điện thoại có bằng chứng của metapneumovirus. Cả hai virus này đều có liên quan với nhiễm trùng phổi, có thể nặng ở các bệnh nhân nguy cơ cao.
Nhưng không thấy bằng chứng về nhiễm norovirus “gây nôn” hoặc virus cúm.
Khảo sát cũng thấy rằng 1/5 số nhân viên bệnh viện không rửa tay sau khi sử dụng điện thoại. Các điện thoại không dây của bệnh viện cũng ít được vệ sinh và khử trùng ở khoa nhi hơn các khoa người lớn.
BS Elisabeth Botelho-Nevers, một trong các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Saint - Etienne, cho biết: "Đa số nhân viên y tế (64%) sử dụng điện thoại di động trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, điều này nằm trong dự kiến. Tuy nhiên, điều bất ngờ là 20% thừa nhận chưa từng thực hiện bất kỳ quy trình vệ sinh tay nào, trước hoặc sau khi sử dụng điện thoại, mặc dù tất cả nói rằng họ biết điện thoại có thể chứa mầm bệnh”.
Phát hiện này làm dấy lên mối lo ngại về vệ sinh tại các khoa phòng bệnh viện, nơi có nhiều bệnh nhân dễ bị tổn thương - đặc biệt là trẻ em.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Clinical Microbiology and Infection.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn