Cốc giấy nóng có rất nhiều loại, cốc sử dụng 2 lớp giấy dán liền vào nhau hoặc dán miệng và đáy ở giữa có khoảng cách là một lớp không khí, hoặc có thể tạo sóng cho lớp giấy bên ngoài - Loại này chịu nóng và giữ nóng rất tốt.
Cốc giấy nóng Plain White hay Mocha là loại cốc lý tưởng đối với các đồ uống ấm nóng; riêng với cà phê đang ở nhiệt độ sôi, việc cầm ly giấy không có lớp giấy bọc bên ngoài trên tay có thể khiến bạn bị bỏng. Loại cốc giấy một lớp không có lớp lót bổ sung nào để giữ nhiệt cho đồ uống.
Loại cốc giấy 2 lớp có lớp cách nhiệt được thiết kế đặc biệt để giữ cho đồ uống luôn ấm nóng. Cơ chế giữ nhiệt của các lớp giấy này tương tự như một chiếc phích, giữ lại không khí để ngăn cản sự thoát nhiệt, đồng thời bảo vệ tay người dùng khỏi đồ uống quá nóng.
Cốc giấy – Cốc nhựa Polystyrene
Cuộc thử nghiệm khả năng giữ nhiệt được thực hiện bằng cách đổ 200ml nước nóng vào cả 2 loại cốc trên. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước một phút một lần trong tối thiểu là 10 phút, sau đó làm lại trong khoảng 20 phút và 30 phút. Những con số là cách giải thích trực quan nhất để dễ dàng xác định loại cốc nào có khả năng cách nhiệt hiệu quả hơn.
Kết quả cho thấy trong 5 phút đầu tiên, nước ở trong cả 2 cốc đều giảm nhiệt rất nhanh, từ khoảng 100oC xuống còn khoảng 90oC. Tuy nhiên, nước trong cốc Polystyrene nguội lâu hơn đáng kể so với cốc giấy: mức nhiệt trong cốc Polystyrene sau khoảng thời gian 25 phút là 80oC trong khi của cốc giấy chỉ là 70oC. Như vậy, cốc nhựa Polystyrene cách nhiệt tốt hơn cốc giấy, tuy nhiên, một số công ty thực phẩm hiện đang sử dụng loại cốc giấy loại 2 lớp, có một túi khí ở giữa để giữ nhiệt tương tự như một lớp cách nhiệt bổ sung. Song vẫn cần thêm nhiều cuộc thử nghiệm mới có thể xác định được liệu loại cốc giấy có túi khí này có cách nhiệt tốt hơn cốc Polystyrene hay không.
Cốc giấy phân hủy sinh học
Gần đây rất nhiều người quan tâm đến việc sử dụng cốc phân hủy sinh học. Sản phẩm này đã trở thành một hiện tượng bởi loại cốc giấy truyền thống được tráng một lớp bên ngoài bằng nhựa PE (còn gọi là Polyethylene) lại có lớp lót làm bằng các chất liệu không thể tái sinh. Tất nhiên lớp lót này có tác dụng chống thấm nước rất cần thiết với cốc giấy, bởi vậy để giảm thiểu tác hại của cốc giấy đến môi trường, chỉ còn cách duy nhất là thay thế chất liệu nhựa PE bằng một chất liệu khác thân thiện với môi trường.
Và thế là loại cốc giấy phân hủy sinh học mới ra đời, sử dụng lớp lót bằng axit Polylatic (PLA) thay vì chất liệu Polyethylene (PE) truyền thống. Trước đây, PLA được sử dụng chủ yếu để làm cốc nhựa dành riêng cho đồ uống lạnh do nó có thể bị hòa tan nếu gặp đồ uống nóng. Tuy nhiên, một công thức mới nhất đã xử lý yếu tố nhiệt độ để biến chất liệu này phù hợp với loại cốc giấy một lần dùng được cho cả đồ uống nóng.
Cốc giấy PLA – cốc giấy PE
Có rất nhiều thông tin về những lợi ích đối với môi trường của việc sử dụng lớp tráng PLA, đặc biệt về việc tiêu hủy cốc tại các bãi xử lý rác thải. Những bãi xử lý này được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn sự phân hủy vật liệu bởi quá trình phân hủy như thế thải ra một lượng khí metan vô cùng nguy hiểm.
Ưu điểm chính của cốc giấy PLA là chất liệu có thể tái sinh chiếm khoảng 5% trong mỗi chiếc cốc giấy một lớp thông thường.
Để việc sử dụng cốc giấy dùng một lần không ảnh hưởng xấu đến môi trường, những cốc giấy đã qua sử dụng cần phải được tái chế trong điều kiện thích hợp, bao gồm cả cốc giấy PE và PLA.
Tái chế cốc giấy
Ý thức được mặt tiêu cực của việc sử dụng ly, cốc giấy, người ta đã tiến hành một phương pháp tái chế khá hiệu quả thông qua chương trình có tên gọi “tiết kiệm một chiếc cốc” áp dụng cho cốc giấy, chương trình này sẽ thu gom các loại cốc giấy và đưa chúng đến nhà máy xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, nhiều công ty chuyên cung cấp sản phẩm đã và đang cố gắng tìm nhiều giải pháp để có thể hạn chế phần nào tác động xấu của cốc giấy đến môi trường. Ví dụ như Costa - hãng cung cấp hơn 100 triệu ly, cốc giấy mỗi năm cho thị trường Vương quốc Anh - đã tung ra một loại ly, cốc "thế hệ mới" làm bằng bột giấy được chứng nhận FSC và có khả năng tái chế sau khi đã sử dụng. Chuỗi cafe Starbucks nổi tiếng của Mỹ từ năm 2006 cũng đã bắt đầu sử dụng 10% ly, cốc giấy tái chế và đặt mục tiêu sẽ dùng 100% ly, cốc giấy tái chế vào năm 2015.
Bình luận của bạn