Phát hành thẻ đăng ký hiến mô tạng cứu người

Tấm thẻ đầu tiên đăng ký hiến mô tạng cứu người tại Chợ Rẫy

Bé gái 3 tuổi hiến tạng cứu sống 5 người

77% người được hỏi đồng ý hiến tạng sau khi chết

Ninh Bình: Gần 9.000 người hiến tặng giác mạc cho người mù

Cậu bé 11 tuổi dũng cảm hiến tủy xương cứu cha bị bạch cầu

Hiến thận cho người lạ vì một bức ảnh

ThS Lê Minh Hiển - Trưởng đơn vị Y xã hội, thành viên Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Phát hành thẻ là hành động cụ thể hóa những vận động, kêu gọi cộng đồng hướng về hiến mô tạng vì mục đích nhân đạo.”

Theo ThS Lê Minh Hiển, ở các nước phát triển những người có tâm nguyện hiến tạng khi qua đời (người chết não, ngưng tuần hoàn) tâm nguyện hiến tạng được in trên giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ tùy thân khác. Khi cấp cứu điều trị nếu người bệnh không qua khỏi, bác sỹ sẽ căn cứ trên tâm nguyện để lấy các bộ phận hiến.

Từ trước đến nay, ở nước ta hoạt động kêu gọi hiến mô tạng mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền vận động. Vì thế, thẻ đăng ký hiến mô tạng cứu người khi chết được bệnh viện Chợ Rẫy phát hành là sự cụ thể hóa cho những lời kêu gọi, đó là cơ sở pháp lý để các bác sỹ lưu lại tạng phủ khi người có tâm nguyện hiến tạng mãn phận. Đây là chuyện nhân đạo, hợp pháp để chấm dứt tình trạng mua bán mô tạng đã và đang diễn ra.

Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy trao bảng tri ân đến gia đình có người hiến tạng

Được biết, mục đích khi phát hành thẻ đăng ký hiến mô tạng cứu người của Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người khi chết hướng đến đối tượng cho tạng là những người cho chết não và ngưng toàn hoàn. Đây được xem là mô hình thí điểm, nếu thành công sẽ nhân rộng ra cả nước.

Cùng với hoạt động trên, ThS Lê Minh Hiển cho biết, dự kiến thời gian tới bệnh viện Chợ Rẫy sẽ thành lập quỹ kêu gọi cộng đồng hỗ trợ cho người hiến tạng. “Đây là nguồn quỹ phi chính phủ không vì mục đích lợi nhuận, tập trung vào việc hỗ trợ những người có tậm nguyện hiến tạng hoặc hỗ trợ việc mai táng, tri ân những người chết não, ngưng tuần hoàn đã hiến mô tạng cứu người hoặc hiến cơ thể cho khoa học".

 

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Hiện nhu cầu nguồn tạng ghép của bệnh nhân tại Việt Nam là rất lớn, ước tính có khoảng 6.000 người suy thận giai đoạn cuối cần ghép thận; 1.500 người cần ghép gan; 6.000 người đang chờ ghép giác mạc; hàng trăm người đang chờ ghéo phổi, tim, tụy tạng”.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn