Từ chứng viêm phổi...
Cháu Lê Trần Đ.A. (5,5 tháng tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) bị viêm
phổi khi mới được 1 tháng tuổi. Trong quá trình điều trị viêm phổi, khi siêu âm các bác sĩ mới phát
hiện ra cháu bị dị tật teo động mạch phổi. Sau đó, gia đình đã đưa cháu đi nhiều cơ sở khám chữa
bệnh, ở đâu bác sĩ cũng nói "phải phẫu thuật sớm" và đồng thời nói thẳng với gia đình: "mổ thì rủi
ro lớn". Sự thật về bệnh tình của con khiến gia đình cháu Đ.A. rất lo lắng. Hơn nữa, bố mẹ cháu
Đ.A. đã rất vất vả vì phải trải qua 4 lần thụ tinh trong ống nghiệm mới thành công để có được cháu;
tiền của, công sức không biết đâu mà kể...
May mắn, khi gia đình chia sẻ về trường hợp của con mình trên facebook, một người bạn đã kết nối địa chỉ face này tới TS Nguyễn Lân Hiếu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), rồi từ đây, TS Hiếu đã giới thiệu gia đình tới Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (do TS Hiếu biết sắp có chuyên gia giỏi từ Nhật Bản sang).
Ngày 26/6/2013, tại Trung tâm Tim mạch BV E, GS Shunji Sano (người Nhật sang Việt Nam theo chương trình hợp tác của JICA) cùng các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã mổ thành công cho cháu Đ.A. Cháu Đ.A là một trong 3 em bé may mắn được chuyên gia hàng đầu về tim mạch trực tiếp phẫu thuật trong đợt này (trong khi nhiều cơ sở từ chối phẫu thuật vì chưa đủ kinh nghiệm).
May mắn, khi gia đình chia sẻ về trường hợp của con mình trên facebook, một người bạn đã kết nối địa chỉ face này tới TS Nguyễn Lân Hiếu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), rồi từ đây, TS Hiếu đã giới thiệu gia đình tới Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (do TS Hiếu biết sắp có chuyên gia giỏi từ Nhật Bản sang).
Ngày 26/6/2013, tại Trung tâm Tim mạch BV E, GS Shunji Sano (người Nhật sang Việt Nam theo chương trình hợp tác của JICA) cùng các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã mổ thành công cho cháu Đ.A. Cháu Đ.A là một trong 3 em bé may mắn được chuyên gia hàng đầu về tim mạch trực tiếp phẫu thuật trong đợt này (trong khi nhiều cơ sở từ chối phẫu thuật vì chưa đủ kinh nghiệm).
Cháu Đ.A. đang hồi phục sau ca mổ
Không phẫu thuật sớm sẽ nguy hiểm
PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E
cho biết, teo động mạch phổi là dị tật bẩm sinh từ khi sinh ra. Khi mắc dị tật này, đặc biệt là khi
dị thường động mạch lớn, khả năng sống ở em bé là rất khó. Dị thường ở chỗ là bệnh nhân không có
động mạch phổi hoặc nhánh động mạch phổi rất nhỏ, trong khi phổi vẫn phải được cấp máu. Điều này
khiến em bé bị tím vì máu lên phổi rất ít. Nếu không được phẫu thuật sớm, trẻ sẽ chết. Việc phẫu
thuật nhằm mục đích sửa chữa dị tật, giúp máu lên phổi dễ dàng hơn.
Trong bệnh lý teo động mạch phổi bẩm sinh, sự phức tạp nằm ở chẩn
đoán. Khi đã chẩn đoán ra bệnh, việc mổ cũng vô cùng khó khăn, yêu cầu phẫu thuật viên phải thành
thạo, giỏi chuyên môn và đầu óc sáng suốt để quyết định được việc ghép động mạch (ghép như thế nào,
tiên lượng liệu có ghép được động mạch phổi vào với nhau không và có ghép được từ tim ra không?
Ghép vào tim có chịu được không...). Một cái khó nữa là phối hợp trong khi chạy máy tim phổi nhân
tạo và gây mê hồi sức (để ở nhiệt độ nào, ống bình thường hay ống chọn lọc...). Rất may, ca mổ của
cháu Đ.A. cùng 2 em bé khác với bệnh lý tương tự đã thành công. Hiện cả 3 bệnh nhân đang nằm ở
phòng hồi sức sau mổ, các chỉ số cơ thể ổn định.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, khi mẹ mang bầu, nếu chỉ siêu âm chung chung để kiểm tra sự phát triển của thai nhi thì khó mà biết được trẻ có mắc bệnh về tim hay không. Vì vậy, bên cạnh việc siêu âm thông thường, nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để siêu âm. Khi trẻ sinh ra mắc bệnh tim, trẻ thường bú mẹ kém, tăng cân kém, hay nôn trớ... Khi thấy con có những bất thường, nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm; nếu phát hiện bệnh thì phải điều trị sớm, không để "dằng dai" mà ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. |
(Hoài Hương - kienthuc.net)
Bình luận của bạn