Không nên tự ý cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng melatonin
Bổ sung quá liều melatonin có thể ảnh hưởng gì tới cơ thể?
Những điều cần lưu ý khi cải thiện giấc ngủ với melatonin
Muốn dễ ngủ, ngủ ngon hơn: Nên bổ sung melatonin hay magne?
Muốn ngủ ngon, hãy ăn thực phẩm giàu melatonin!
Hiện tại, các nghiên cứu về việc sử dụng melatonin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất ít. Vì vậy các chuyên gia thường khuyến khích không nên tự ý cho trẻ dưới 2 tuổi dùng melatonin, tốt nhất là đợi đến khi trẻ 3 tuổi và cần có chỉ định khác của bác sĩ.
Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc có vấn đề sức khỏe đặc biệt không tự sản xuất đủ melatonin. Trong những trường hợp hiếm gặp này, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng melatonin nhưng cần có sự theo dõi chặt chẽ.
Đối với trẻ lớn hơn, melatonin có thể được bác sĩ đề xuất để hỗ trợ trong một số tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn nhịp sinh học, hội chứng giai đoạn ngủ bị trì hoãn (DSPS), bệnh chàm (dựa trên một số nghiên cứu), động kinh và các hội chứng di truyền như Angelman, Rett hoặc Dravet (là những tình trạng có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất melatonin tự nhiên của não), cũng như đau nửa đầu.
Tác dụng phụ khi cho trẻ sơ sinh dùng melatonin
Melatonin thường an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi nếu được sử dụng trong thời gian ngắn và đúng liều lượng khuyến cáo và đặc biệt, các nghiên cứu hiện tại chưa ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng nào hoặc cho thấy melatonin gây ức chế khả năng tự sản xuất melatonin của cơ thể. Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng melatonin ở trẻ em, đặc biệt là đối với sự phát triển thể chất, hệ thống hormone và quá trình dậy thì.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi trẻ em dùng melatonin bao gồm đi đái dầm, buồn ngủ vào ban ngày, đau đầu, thay đổi tâm trạng như dễ cáu gắt, và gặp ác mộng hoặc những giấc mơ sống động. Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn có thể bao gồm đau lưng, các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, vấn đề về tiêu hóa và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Liều dùng melatonin cho trẻ
Tuyệt đối không tự ý dùng melatonin cho trẻ dưới 2 tuổi vì chưa có nghiên cứu nào xác định được liều lượng an toàn cho lứa tuổi này. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, liều dùng thông thường được khuyến nghị như sau:
- Trẻ 2-5 tuổi dùng 0,5-1mg/ngày
- Trẻ 6-12 tuổi dùng 2mg/ngày
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên dùng 3mg/ngày
Phần lớn trẻ em không cần dùng quá 3mg. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gợi ý rằng trẻ em mắc ADHD hoặc tự kỷ có thể đáp ứng với liều 3-6mg, trong khi thanh thiếu niên lớn tuổi hơn có thể cần liều gần 5mg.

Cha mẹ có thể giúp con thay đổi thói quen sinh hoạt trước khi sử dụng melatonin.
Bên cạnh liều lượng, thời điểm dùng melatonin cũng rất quan trọng. Các chuyên gia thường khuyên nên cho trẻ uống melatonin trước khi đi ngủ khoảng 30-60 phút. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen ngủ của từng trẻ.
Các sản phẩm melatonin dành cho trẻ em thường có nhiều dạng bào chế khác nhau để dễ sử dụng. Trong khi trẻ lớn và thanh thiếu niên có thể dùng trà hoặc viên nang thì các dạng phổ biến hơn cho trẻ nhỏ bao gồm thuốc nhai, kẹo dẻo, dung dịch lỏng hoặc giọt, viên ngậm và bình xịt.
Một số lưu ý khi dùng melatonin cho trẻ
Việc có nhiều dạng bào chế melatonin dành cho trẻ em có thể tạo thuận lợi cho việc sử dụng, tuy nhiên, điều này cũng làm tăng mối lo ngại về an toàn. Ví dụ, kẹo dẻo melatonin có hình thức và hương vị tương tự như kẹo thông thường, tiềm ẩn nguy cơ trẻ vô tình dùng quá liều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng melatonin thực tế trong một số sản phẩm, đặc biệt là dạng nhai và lỏng, có thể khác biệt so với thông tin ghi trên nhãn.
Do melatonin được xem là một loại thực phẩm chức năng và không chịu sự quản lý chặt chẽ như thuốc. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo:
- Luôn cất giữ các sản phẩm melatonin ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ em, tương tự như cách bảo quản thuốc.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ về dạng melatonin an toàn nhất cho con bạn.
- Lựa chọn các thương hiệu uy tín, đảm bảo thông tin nhãn mác chính xác.
Mặt khác, dưới đây là một số phương pháp an toàn và hiệu quả để giúp trẻ ngủ ngon hơn:
- Thiết lập thói quen thư giãn trước khi ngủ
- Tạo môi trường ngủ thích hợp
- Sử dụng các cử động và tiếp xúc nhẹ nhàng
- Duy trì tính nhất quán
- Thử các mùi hương dịu nhẹ
- Sử dụng ánh sáng một cách hợp lý
- Quan sát các dấu hiệu buồn ngủ.
Bình luận của bạn