Người cao tuổi nhập viện vì viêm phổi khi trời lạnh
Bệnh cúm có thể phát triển thành viêm phổi?
Bổ sung vitamin E để phòng bệnh viêm phổi
Ô nhiễm không khí gia đình gây suy yếu miễn dịch phổi
Bệnh viêm phổi có lây không?
Tăng nguy cơ viêm phổi sau truyền máu
Tại Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Lão khoa Trung ương và các viện tuyến địa phương, số người cao tuổi mắc các bệnh Tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh về hô hấp phải nhập viện cũng nhiều hơn. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An, mỗi ngày có 5 - 6 bệnh nhân là người cao tuổi nhập viện. Chủ yếu mắc các bệnh như: Viêm phổi, viêm xương khớp, bệnh Tim mạch… Trong đó, đa số trường hợp nhập viện là do viêm phổi.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh Viêm Tai Mũi Họng Trung ương, viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi bệnh tiến triển nặng hơn so với người trẻ.
Sở dĩ, viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp. Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus… nhất là vào mùa lạnh. Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: Đau xương khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi...
Viêm phổi có xu hướng gia tăng ở người già khi trời trở lạnh
Như đã nói, việc dùng thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí làm bệnh viêm phổi của các cụ nặng hơn, do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe người già là phòng bệnh. Để chủ động phòng tránh bệnh về đường hô hấp nói chung và viêm phổi nói riêng, người cao tuổi cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua những cách đơn giản sau:
Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo ăn uống đủ bữa, đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cần tăng bữa và chia nhỏ bữa cho người già, thức ăn phải nóng, ấm, nhiều chất đạm; Uống ít nhất 1,5 lít nước/ngày; Hạn chế ăn thịt mỡ, thịt đông, thịt nguội, đồ ăn sẵn, bánh kẹo, nước ngọt, rượu bia… vì vừa khó tiêu, lại có các chất bảo quản không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, gây gánh nặng cho Tim mạch, gan, thận. Các cụ nên uống thêm sữa dinh dưỡng dành cho người già, sử dụng thảo dược và các loại thực phẩm chức năng để tăng cường sức khoẻ.
Giữ ấm cơ thể: Để phòng bệnh hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, nhất là giữ ấm bàn chân, ngực, cổ và đầu; Uống trà ấm; Trong trường hợp không cần thiết thì không nên ra bên ngoài khi trời quá lạnh hay mưa.
Tập luyện: Người cao tuổi nên tích cực tập thể dục mỗi ngày, tốt nhất là tập lúc chiều. Vào những ngày mùa Đông quá lạnh, các cụ vẫn có thể tập thể dục hoặc đi lại, vận động cơ thể ở trong nhà. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm.
Vệ sinh cơ thể: Cần vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; Súc họng bằng nước muối sinh lý (có thể tự pha chế).
Bình luận của bạn