Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nhà nước chủ động hơn nữa trong cung cấp thông tin cho báo chí - Ảnh: VGP.
Phó Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện để công dân Việt Nam nhập cảnh về nước
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ y tế rà soát, đánh giá lại cấp độ dịch
Tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc về lĩnh vực y tế và phòng chống COVID-19
Khi báo chí cũng phải "giãn cách": Cần hỗ trợ kịp thời
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ điều này tại Giao ban báo chí đầu Xuân Nhâm Dần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức, sáng 8/2, tại Hà Nội.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự đồng hành của báo chí, đã giúp Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm qua là một năm phải chịu rất nhiều mất mát và đau thương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Năm 2022 sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó, rất cần có sự kết hợp của các cơ quan của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí.
Phó Thủ tướng mong muốn, trong năm 2022, báo chí sẽ tiếp tục kế thừa các thành quả, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn, dịch bệnh. Đồng thời cho rằng, trong bối cảnh "bình thường mới", các cơ quan báo chí cần phải có sự thích ứng và phải lường trước được những rủi ro. Từ đó có những định hướng truyền thông rõ ràng để người dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Chia sẻ những thách thức của các cơ quan báo chí trước sự cạnh tranh, ảnh hưởng nhiều mặt của mạng xã hội, Phó Thủ tướng cho rằng cần có những giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng này.
Thời gian tới, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm, chủ động hơn nữa trong cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí bằng nhiều hình thức như gặp gỡ, giao ban báo chí, ra thông cáo báo chí… về những vấn đề mà dư luận, xã hội quan tâm.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhắc tới việc cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn kết nối các cơ quan báo chí. Vì báo chí không nói theo cảm tính mà phải nói có dữ liệu, có phân tích. Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng cần có có chính sách hỗ trợ giúp các cơ quan báo chí có hệ thống phân tích dữ liệu nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác tuyên truyền trong thời gian tới.
Tại buổi giao ban, đại diện Vụ Báo chí xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương đã điểm qua các nội dung thông tin báo chí dịp Tết Nhâm Dần 2022. Theo đó, các ấn phẩm, chương trình phát thanh, truyền hình Tết được đầu tư công phu, chăm chút về nội dung và hình thức, thể hiện sống động không khí Tết sum vầy, Xuân bình an.
Trang bìa các ấn phẩm, giao diện các trang báo điện tử, hình ảnh các chương trình được trình bày sống động, nêu bật nội dung các sự kiện lớn của đất nước, bộ, ngành, địa phương trong năm 2021, hình ảnh linh vật năm 2022.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cũng trình bày tại hội nghị về vấn đề đưa học sinh trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến. Đây là chủ đề mà Bộ GD&ĐT, các bậc phụ huynh và toàn xã hội rất quan tâm hiện nay.
Thời gian tới các cơ quan báo chí cần tăng cường đưa tin tuyên truyền về chủ trương mở cửa trường học của Chính phủ cũng như nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương trong việc đưa học sinh trở lại trường. Trong giai đoạn tiếp theo, khi từng trường học mở cửa trở lại công các báo chí tuyên truyền cũng cần được thúc đẩy hơn, trong đó chú trọng: Công tác bảo đảm an toàn trường học; hoạt động dạy và học, qua đó từng bước đưa hoạt động giáo dục trở lại bình thường.
Bình luận của bạn