Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở thận
7 dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có bạn đang gặp vấn đề
Dấu hiệu bệnh thận trên móng tay, móng chân
Ăn uống thế nào để phòng ngừa bệnh thận?
Người mắc bệnh thận nên hạn chế những thực phẩm này!
Đừng lạm dụng một số loại thuốc
Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen có thể làm tổn thương thận của bạn nếu bạn dùng chúng quá nhiều cùng một lúc hoặc dùng thường xuyên trong thời gian dài. Ngoài các loại thuốc NSAID thì sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) khi bị trào ngược dạ dày thực quản trong một thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Do vậy, bạn chỉ nên dùng chúng khi có chỉ định của bác sỹ.
Nhiều loại thuốc có thể gây tổn hại tới thận
Không tự ý dùng kháng sinh
Các loại thuốc kháng sinh có thể làm tổn thương thận nếu bạn sử dụng chúng quá thường xuyên. Nó có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh. Với những người có vấn đề về thận thì việc lạm dụng kháng sinh có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Thận là cơ quan xử lý mọi thứ bạn ăn hoặc uống. Theo thời gian, một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường... Tất cả những tình trạng này đều có thể ảnh hưởng xấu tới thận.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh giúp bảo vệ thận
Kiểm soát lượng muối bạn ăn
Muối có thể ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau. Đối với một số người, nó có thể làm tăng lượng protein trong nước tiểu. Điều này có thể gây hại cho thận của bạn hoặc làm cho bệnh thận của bạn tồi tệ hơn. Ăn nhiều muối cũng có thể làm tăng khả năng bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp gây bệnh thận.
Uống đủ nước
Nếu bạn không uống đủ nước, quá trình thải độc của thận sẽ hoạt động không hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến sỏi thận và nhiễm trùng thận.
Tập thể dục
Giống như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim và bệnh thận. Bạn nên tập thể dục 30 - 60 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Tuy nhiên bạn không nên tập luyện quá sức vì tập luyện quá sức cũng có thể làm hỏng thận. Nếu mới bắt đầu tập, bạn nên tập những bài tập nhẹ nhàng. Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về những bài tập phù hợp với mình nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa các bệnh về thận
Kiểm tra chức năng thận định kỳ
Nếu bạn có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh thận như: Bạn hoặc người thân bị bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc tiền sử gia đình bị suy thận thì nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra chức năng thận định kỳ. Phát hiện sớm bệnh thận sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Cẩn thận với rượu
Nếu bạn khỏe mạnh, uống một hoặc 2 chén rượu không có khả năng làm tổn thương thận của bạn. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu thì về lâu dài nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận. Uống rượu có thể khiến bạn mất nước và điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Uống rượu cũng có thể dẫn đến bệnh gan, tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác...
Nên hạn chế uống rượu để bảo vệ thận
Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư thư thận. Nó cũng làm hỏng các mạch máu ở thận từ đó khiến quá trình lưu thông máu đến thận bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, hút thuốc có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp. Điều này rất nguy hiểm vì tăng huyết áp không được kiểm soát là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận.
Quản lý các vấn đề sức khỏe
Hai vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ảnh hưởng đến thận là bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp. Để kiểm soát hai vấn đề này bạn nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên. Với bệnh đái tháo đường, điều quan trọng là bạn nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và dùng insulin khi cần. Với bệnh tăng huyết áp, bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Bình luận của bạn