Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự hình thành của sỏi thận
4 loại sỏi thận phổ biến nhất hiện nay bạn nên nắm rõ
Vì sao mùa Hè làm tăng nguy cơ bị sỏi thận?
3 cách sử dụng rau mùi tây để "đánh tan" sỏi thận
4 cách sử dụng chanh để "đánh tan" sỏi thận
Ăn quá ít calci
Ăn quá nhiều thịt
Một nghiên cứu năm được thực hiện vào năm 2014 đã xác nhận rằng, những người ăn nhiều thịt động vật có nguy cơ bị sỏi thận cao từ 30 - 50% hơn so với những người ăn chay.
Sống trong vùng nhiệt đới
Nếu đang sinh sống ở vùng nhiệt đới thì nguy cơ mắc bệnh thận cũng sẽ tăng cao hơn. Những người sinh sống tại các vùng nhiệt đới thường hay gặp các vấn đề về thận hơn do lượng nước tiểu thấp vì họ có ít nước nước uống. Tiêu chảy mạn tính, một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người sống tại các vùng gần xích đạo cũng làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận.
Biến đổi khí hậu
Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và sỏi thận từ lâu đã được suy đoán. Thời tiết nóng hơn thì con người càng có nhiều nguy cơ bị sỏi thận. Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Environmental Health Perspectives, nhiệt độ môi trường cao là một yếu tố nguy cơ gây ra các khối u ở thận.
Yếu tố di truyền
Sỏi cystine là một loại sỏi rất hiếm gặp. Cystine là một amino acid có trong nhiều loại thực phẩm. Khi có quá nhiều chất này trong nước tiểu sẽ dẫn đến sự hình thành sỏi cystine. Đặc điểm rõ nhất của sỏi cystine là có tính di truyền cao, cao nhất trong các loại sỏi. Nếu người trong nhà có tiền sử mắc sỏi này thì nguy cơ các thành viên trực hệ trong gia đình dễ bị mắc loại sỏi trên.
Bệnh viêm ruột
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh thận ở những người có các bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn cao hơn những người không mắc bệnh này. Các nhà khoa học giải thích nguyên nhân rất có thể vì những bệnh viêm ruột thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy, làm cơ thể mất nước. Do đó, nó làm những khoáng chất gây sỏi thận có thể tích tụ ở nồng độ cao hơn trong nước tiểu.
Bình luận của bạn