Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về đường tiết niệu
3 cách sử dụng rau mùi tây để "đánh tan" sỏi thận
4 cách sử dụng chanh để "đánh tan" sỏi thận
Những loại thực phẩm nào tốt cho người bị sỏi thận?
Lưu ý: Những loại rau xanh tốt cho người bị sỏi thận
Sỏi calci oxalat
Loại sỏi này được hình thành khi calci trong nước tiểu kết hợp với acid oxalic. Oxalic, một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm có thể hình thành tinh thể khi nước trong cơ thể không đủ để hòa tan nó. Sự hiện diện của đá oxalic calci trong cơ thể có thể là dấu hiệu của một vấn đề tuyến cận giáp. Hormone cận giáp điều chỉnh lượng calci trong máu. Khi lượng calci tích tụ quá nhiều trong nước tiểu sẽ dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Sỏi acid uric
Loại sỏi thận này hình thành khi nước tiểu trở nên quá chua. Việc ăn nhiều các lại thức ăn có hàm lượng purine cao như thịt gia cần, thịt thú ăn thịt, hải sản và soda... làm tăng lượng acid uric trong máu. Acid uric rất khó tan trong nước tiểu và dần dần sẽ hình thành các viên sỏi Những người bị bệnh gout hoặc có nồng độ acid uric trong máu cao thường dễ bị sỏi acid uric.
Sỏi nhiễm trùng (sỏi struvite)
Loại sỏi này là kết quả của các bệnh nhiễm trùng mạn tính. Sự tái phát của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến sự hình thành của sỏi struvite. Nếu không được điều trị sớm, sỏi struvite có thể gây khó chịu và thậm chí tắc nghẽn đường tiểu tiện.
Sỏi cystine
Đây là một loại sỏi rất hiếm gặp. Cystine là một amino acid có trong nhiều loại thực phẩm. Khi có quá nhiều chất này trong nước tiểu sẽ dẫn đến sự hình thành sỏi cystine. Đặc điểm rõ nhất của sỏi cystine là có tính di truyền cao, cao nhất trong các loại sỏi. Nếu người trong nhà có tiền sử mắc sỏi này thì nguy cơ các thành viên trực hệ trong gia đình dễ bị mắc loại sỏi trên.
Bình luận của bạn