Khi há miệng, phát hiện họng đỏ, amidan sưng, có thể được phủ bởi những chấm trắng thì có khả năng bạn đã bị viêm amidan
Viêm họng: Đã có cây rẻ quạt!
Viêm họng bình thường, coi thường sẽ mất mạng
Chẩn đoán viêm họng, bé gái tử vong vì tay chân miệng
Bé trai sốc phản vệ 2 lần vì cắt amidan
Bé trai sốc phản vệ 2 lần vì cắt amidan
Bệnh tai mũi họng thường gặp
Theo ThS.BS Võ Quang Phúc - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đó cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4 - 10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Rất nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau có thể gây ra tình trạng viêm amidan, ví dụ như virus Epstein – Barr là một nguyên nhân thường gặp. Trong số các loại vi khuẩn gây ra viêm họng thì hay gặp nhất là liên cầu nhóm A, thường gọi là viêm họng liên cầu. Trong giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn từ khi nhiễm khuẩn đến khi bệnh toàn phát (thường từ 2 – 4 ngày, có thể ít hơn).
Bệnh nhân bị viêm amidan cấp có các triệu chứng: Sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng, ăn uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp… Thường là viêm họng cũng như viêm amidan không gây ra biến chứng gì nguy hiểm, tuy nhiên nếu để quá dài mà không chữa trị có thể gây ra các viêm nhiễm thứ phát như viêm tai giữa, viêm xoang. Nếu viêm họng do liên cầu thì có thể gây sốt phát ban (bệnh ban đỏ). Một biến chứng hiếm gặp là áp-xe họng, thường xảy ra ở một bên, nếu lớn cần phải chích rạch tháo áp-xe. Một số trường hợp có thể gặp biến chứng như thấp khớp, viêm thận nhưng rất hiếm.
Vị trí amidan trong miệng
Nếu có dấu hiệu của viêm họng kéo dài hoặc đau nặng gây khó nuốt, sốt cao và nôn nên đi khám bác sỹ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Trong thời gian này, cần uống nước ấm, ăn thức ăn lỏng, dùng các loại thuốc súc miệng (như nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn có bán sẵn).
Đau họng nhiều có thể làm cho bệnh nhân không muốn nuốt, đây là lý do thường gặp làm cho bệnh nhân bị mất nước do sốt và do thở bằng miệng. Bù nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và phải giữ ấm cơ thể.
Có nên cắt amidan?
Phẫu thuật cắt amidan có thể cần thiết cho những bệnh nhân viêm đi viêm lại nhiều lần, những bệnh nhân viêm amidan nặng không đáp ứng với phác đồ điều trị hoặc ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và công tác. Đặc biệt, với trẻ em, amidan có vai trò rất cần thiết nên chỉ những em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến việc cắt bỏ. “Trẻ dưới năm tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amidan, bởi trẻ dưới 5 tuổi cắt amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, còn người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như huyết áp cao, tim mạch, đái tháo đường...”, BS Phúc nói.
Cắt amidan cũng có thể gây biến chứng do nhiều nguyên nhân: Gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu... Chính vì vậy, trước khi cắt bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan, người bệnh cần kiêng nói chuyện to, ho, khạc nhổ từ 2 đến 3 ngày rồi tập phát âm bằng cách nói nhẹ nhàng. Sau 7 đến 10 ngày, nếu có hiện tượng chảy máu, phải đến bệnh viện để bác sỹ cầm máu kịp thời.
- Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
- Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 - 6 lần trong một năm.
- Trường hợp dù không bị viêm nhưng amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh… thì cũng nên cắt.
- Amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Bình luận của bạn