- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Không uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn có thể gây biến chứng, tăng nguy cơ tử vong
Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp có nguy hiểm không?
Tại sao người bệnh đái tháo đường bị tăng đường huyết sau khi tập thể dục?
Bị đái tháo đường type 2: Đừng bỏ qua lợi ích của hạnh nhân!
Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng suy thận
Tại sao người bệnh đái tháo đường không uống thuốc điều trị đúng hướng dẫn?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường không uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sỹ, phổ biến nhất là:
- Không hiểu rõ về thời điểm, cách dùng thuốc.
- Quên uống thuốc.
- Uống nhiều loại thuốc với những yêu cầu khác nhau cho từng loại.
- Lo sợ tác dụng phụ của thuốc.
- Cho rằng thuốc không có hiệu quả.
Nhìn chung, phần lớn người bệnh đều chưa nhận thức đúng mức độ nguy hiểm của việc không uống thuốc điều trị đái tháo đường đúng thời điểm.
Uống thuốc điều trị đái tháo đường không đúng thời điểm có hại gì?
Hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng bởi thời điểm bạn uống. Ví dụ, một số loại thuốc có thể bị giảm hiệu quả nếu uống trong hoặc sau khi ăn thay vì uống trước ăn. Một số loại khác có thể tương tác với những thực phẩm bạn ăn và gây tác dụng phụ.
Bạn cần uống thuốc điều trị đái tháo đường đúng thời điểm để hạn chế tác dụng phụ
Bên cạnh đó, các thuật ngữ như “uống trước bữa ăn”, “uống trong khi ăn” hay “uống khi bụng đói”… cũng chưa thực sự rõ ràng và vẫn có thể gây hiểu lầm cho người bệnh. Hậu quả là bạn uống sai thời điểm và dẫn đến đường huyết tăng hạ thất thường.
Việc đường huyết mất ổn định như vậy không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi nhiều hơn. Về lâu dài, chúng còn kéo theo hàng loạt nguy cơ biến chứng khác, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Vậy khi nào người bệnh cần uống thuốc điều trị đái tháo đường?
Trên thực tế, người bệnh có thể phải uống nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường khác nhau. Do đó, nếu bạn không chắc chắn khi nào mình cần uống thuốc, hãy hỏi kỹ bác sỹ hoặc dược sỹ để được hướng dẫn cụ thể.
Dù việc uống tất cả các loại thuốc cùng một lúc sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, bạn nên hiểu rõ điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả của thuốc. Chưa kể, uống thuốc điều trị đái tháo đường sai thời điểm được bác sỹ kê đơn có thể khiến bạn có nguy cơ bị tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.
Người bệnh đái tháo đường nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ
Một điểm đặc biệt nữa người bệnh đái tháo đường cần lưu ý là thời điểm bắt đầu uống và ngừng dùng thuốc đều cần có sự tư vấn từ bác sỹ. Việc dùng thuốc sớm với liều thấp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là tác dụng phụ.
Dưới đây là thời điểm uống một số loại thuốc điều trị đái tháo đường thường gặp:
- Metformin: Uống khi bắt đầu bữa ăn để giảm nguy cơ đau dạ dày.
- Glipizide: Uống 30 phút trước bữa ăn.
- Glyburide và Glimepiride: Uống trong bữa ăn.
- Nhóm thuốc ức chế DPP-4: Có thể uống trong bữa ăn hoặc uống khi bụng đói.
- Empagliflozin (Jardiance) và dapagliflozin (Farxiga): Có thể uống trong bữa ăn hoặc uống khi bụng đói.
- Canagliflozin (Invokana): Uống trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.
- Exenatide (Byetta): Uống trong vòng 60 phút trước bữa ăn.
- Lixisenatide (Adlyxin): Uống trong vòng 60 phút trước bữa ăn đầu tiên trong ngày.
- Dulaglutide (Trulomatic), liraglutide (Victoza) và semaglutide (Ozempic): Bạn có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày, trong bữa ăn hoặc khi bụng đói.
Khi nào người bệnh đái tháo đường nên tiêm insulin?
Tùy thuộc vào từng loại insulin mà thời gian tiêm thuốc cũng khác nhau. Ví dụ, các loại insulin tác dụng nhanh như lispro (Humalog), glulisine (Apidra) và aspart (Novolog, Fiasp) nên được tiêm trong vòng 10 - 15 phút trước khi ăn.
Riêng Fiasp là một loại thuốc tiêm insulin tác dụng nhanh mới, bắt đầu có hiệu quả trong một vài phút sau khi tiêm. Do đó, bạn nên tiêm Fiasp ngay khi bắt đầu bữa ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi bắt đầu bữa ăn.
Thời điểm tiêm một vài loại insulin khác:
- Insulin tác dụng nhanh thường được tiêm từ 15 - 30 phút trước bữa ăn.
- NPH, một loại insulin tác dụng trung bình thường được tiêm từ 30 - 60 phút trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Insulin tác dụng kéo dài thường được tiêm trước khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng khi bạn thức dậy. Tuy nhiên, với những loại thuốc tiêm insulin dạng này, bạn nên chú ý tiêm thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày.
Trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như những người bị liệt dạ dày (dạ dày mất nhiều thời gian hơn bình thường để tiêu hóa thức ăn), các bác sỹ sẽ có khuyến cáo đặc biệt về thời điểm tiêm insulin trong ngày.
Nhìn chung, nếu buộc phải uống nhiều loại thuốc trong ngày và gặp khó khăn với việc uống thuốc đúng giờ, bạn nên thiết lập thói quen uống thuốc gắn với một thói quen nào đó. Điều này sẽ giúp ban tránh được việc bỏ lỡ bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, hãy để thuốc kèm ghi chú về thời điểm uống ngay trên bao bì hoặc vỉ thuốc ở các vị trí dễ thấy. Mẹo này cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ quên uống thuốc.
Vi Bùi H+ (Theo Diabetesselfmanagement)
Uống thuốc điều trị đái tháo đường đúng thời điểm có vai trò rất quan trọng. Nhưng để kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng một cách hiệu quả nhất, bạn cần chú ý cả chế độ ăn, tập luyện, sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng các thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử với tác dụng tăng cường chức năng tuyến tụy và cân bằng rối loạn chuyển hóa cũng là một giải pháp được nhiều người đái tháo đường lựa chọn.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy các thảo dược này dưới dạng viên nén tiện dụng hơn trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Nhờ sự kết hợp của 4 thảo dược quý cùng hoạt chất sinh học Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là giải pháp giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường, đồng thời giúp ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu hiệu quả.Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn