Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Mắc cùng lúc hai bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp có thể gây rủi ro lớn với sức khỏe

Bị đái tháo đường type 2: Đừng bỏ qua lợi ích của hạnh nhân!

Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng suy thận

Người bệnh đái tháo đường có ăn mít được không?

5 loại thực phẩm giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

Nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng máu qua tim và bơm các mạch máu với áp lực quá cao. Theo thời gian, tăng huyết áp có thể làm suy yếu cơ tim, khiến cơ tim phì đại. Ở những người bình thường và cả người bệnh đái tháo đường, huyết áp trên 120/80mmHg đồng nghĩa với việc bạn bị tăng huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch (Mỹ), những người bình thường trên 20 tuổi (có huyết áp dưới 120/80mmHg) chỉ cần kiểm tra huyết áp 2 năm/lần. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường sẽ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn - ít nhất 4 lần/năm.

Mắc cùng lúc đái tháo đường và tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Theo Hiệp hội Tim mạch (Mỹ), mắc cùng lúc hai bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp có thể làm tăng cao nguy cơ đau tim, đột quỵ, thậm chí dẫn tới tử vong. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường type 2 bị tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường như bệnh thận, bệnh võng mạc đái tháo đường…

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp có nguy cơ bị biến chứng cao hơn

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bị tăng huyết áp mạn tính có thể đẩy nhanh tốc độ mắc các bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer…. Nguyên nhân là do tăng huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ.

Rủi ro sẽ tăng lên nếu bạn có kèm theo các yếu tố nguy cơ như: Gia đình có người mắc bênh tim, bạn có chế độ ăn nhiều muối và chất béo, lười vận động, cholesterol cao, tuổi cao, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia hay mắc các bệnh mạn tính khác (như bệnh thận, ngưng thở khi ngủ)…

Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn. Tuy nhiên, nếu kiểm soát đường huyết tốt, bạn sẽ có thể giảm các rủi ro này.

Phòng ngừa tăng huyết áp cho người bệnh đái tháo đường

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp người bệnh đái tháo đường phòng ngừa tăng huyết áp

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp giữ huyết áp ở mức ổn định. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thể dục đều đặn hơn và thay đổi chế độ ăn lành mạnh.

Tập thể dục đều đặn hơn

Hiệp hội Tim mạch khuyến nghị, người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục với cường độ vừa phải 150 phút/tuần, hoặc tập thể dục cường độ mạnh 75 phút/tuần để tăng cường sức khỏe trái tim. Ngoài việc hạ huyết áp, tập thể dục thường xuyên còn có thể giúp kiểm soát đường huyết, tăng sự dẻo dai cho cơ tim và giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch - một vấn đề thường gặp ở người bệnh đái tháo đường type 2.

Tốt hơn hết, hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra các bài tập thể dục phù hợp. Nếu bắt đầu thói quen tập thể dục, bạn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ nhanh 5 phút/ngày, sau đó tăng dần thời gian. Đi bộ thay vì đi thang máy, đỗ xe xa lối vào… cũng là những cách hay để vận động nhiều hơn trong ngày.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh việc hạn chế đường và các chất đường bột, người bệnh đái tháo đường cũng nên chú ý hạn chế muối, mỡ động vật, sản phẩm từ sữa nguyên kem… để cải thiện sức khỏe tim mạch và phòng ngừa tăng huyết áp.

Chế độ ăn DASH (chế độ ăn kiêng ngăn ngừa tăng huyết áp) là một chế độ ăn lành mạnh phù hợp với người bệnh đái tháo đường.

Nhìn chung, nếu muốn theo chế độ ăn DASH, bạn chỉ cần ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ít béo, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế muối ăn, chọn các loại thịt nạc hoặc cá, tránh đồ chiên rán (và thay vào đó bằng các món nướng, luộc, hấp), ăn gạo lứt và ngũ cốc nguyên hạt…

Làm sao điều trị tăng huyết áp khi bị đái tháo đường?

Nếu thay đổi lối sống không thể cải thiện tình trạng tăng huyết áp, bạn sẽ cần sử dụng thuốc Tây y theo chỉ dẫn của bác sỹ. Một số loại thuốc huyết áp phổ biến nhất bao gồm: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn beta, thuốc chặn kênh calci, thuốc lợi tiểu…

Việc kê đơn thuốc gì sẽ do bác sỹ chỉ định dựa trên sức khỏe tổng thể và mức độ tăng huyết áp. Việc bạn cần làm là đi khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có chứa mạch môn, hoài sơn, câu kỷ tử. Mặc dù không thay thế được thuốc huyết áp nhưng những thảo dược này có thể giúp tăng hiệu quả điều trị, từ đó trì hoãn được việc phải tăng liều thuốc cũng như phòng biến chứng hiệu quả hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Hiểu được lợi ích mà thảo dược Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn mang lại, Viện Thực phẩm chức năng đã kết hợp và tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường không chỉ hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu mà còn hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết