Hiểu tại sao thường xuất hiện các đốm mụn ở má hay cằm có thể giúp bạn tìm cách trị mụn phù hợp
Làm sao để trị mụn ẩn?
Nổi mụn nước nhỏ, đau rát bên sườn có phải giời leo?
Mụn trứng cá ở người trưởng thành: Ăn uống thế nào để khắc phục?
Làm sao để làm mờ sẹo do mụn trứng cá?
Dưới đây là một vài vị trí mụn trứng cá hoặc mụn nhọt trên gương mặt bạn nên chú ý:
Mụn nhọt ở đường chân tóc: Chú ý tới cách chăm sóc tóc
Thường xuyên xuất hiện các đốm mụn ở đường chân tóc có thể là do bạn hay sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc dạng sáp. Những sản phẩm này có thể giữ lớp dầu nhờn tự nhiên trên da và các bã nhờn ở lại trong nang lông, không thể thoát ra ngoài và lâu dần tạo thành mụn nhọt nếu da bị nhiễm trùng.
Nếu bạn có thói quen sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc dạng sáp và thấy mình hay nổi nhọt ở đường chân tóc, hãy thử thực hiện một số lời khuyên sau:
- Hạn chế dùng các sản phẩm tạo kiểu tóc (đặc biệt là dạng sáp).
- Chuyển sang sử dụng các sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông. Đây thường là những sản phẩm không chứa bơ cacao, chất tạo màu hay hắc ín…
- Rửa mặt hoặc gội đầu sạch để làm sạch lỗ chân lông.
- Dùng khăn mặt để che mặt khi dùng các loại dầu gội khô (dry shampoo) hay các loại keo xịt tóc.
Bị mụn nhọt ở má: Vệ sinh điện thoại và vỏ gối
E. coli và các vi khuẩn gây bệnh khác có thể tập trung trên bề mặt điện thoại, sau đó lan sang da khi bạn nghe điện thoại. Những thói quen này có thể gây nhiễm trùng da, dẫn tới mụn nhọt. Nếu thường xuyên bị mụn nhọt ở má, rất có thể nguyên nhân là do bạn hay đưa tay lên chạm mặt hoặc do điện thoại, vỏ gối bẩn.
Thường xuyên lau sạch, khử trùng điện thoại có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này. Bạn cũng không nên mang điện thoại vào phòng tắm và chú ý thay vỏ gối ít nhất 1 lần/tuần.
Mụn trứng cá ở cằm và đường viền hàm dưới: Có thể do hormone
Thường bị nổi mụn trứng cá ở cằm và đường viền hàm dưới có thể là do rối loạn hormone, do hệ nội tiết hoạt động không hiệu quả. Thông thường, bạn sẽ dễ bị mụn trứng cá khi bị dư thừa nồng độ hormone androgen trong cơ thể. Cụ thể, hormone androgen có thể kích thích tuyến dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Ở phụ nữ, lượng hormone trong cơ thể có thể tăng cao khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, hoặc khi bạn ngừng/bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai.
Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể liên quan tới chế độ ăn uống và sức khỏe đường ruột. Cụ thể, ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate (đường, bánh mì trắng), thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm từ sữa có chứa hormone… cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mụn trứng cá.
Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế những thực phẩm này, trao đổi với bác sỹ về các biện pháp điều trị mụn trứng cá.
Mụn trứng cá trên trán và mũi: Có thể bạn sở hữu làn da dầu
Nếu thường xuyên bị nổi mụn trứng cá tại trán và mũi, có thể nguyên nhân là do bạn có da dầu và hay bị căng thẳng. Một nghiên cứu tại Singapore cho thấy, căng thẳng không ảnh hưởng tới quá trình sản sinh dầu nhờn trên da, nhưng có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Acta Dermato (Thụy Điển) cho thấy, những người hay thấy mệt mỏi khi thức dậy cũng thường hay bị mụn trứng cá hơn người bình thường. Các nhà khoa học cho rằng, căng thẳng và chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng tới tình trạng mụn trứng cá.
Tốt hơn hết, những người có da dầu nên chú ý giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc hoặc tập thể dục nhẹ nhàng (một vài phút) trước khi đi ngủ.
Bạn cũng nên hạn chế chạm tay lên mặt và sử dụng các loại sữa rửa mặt có chứa acid salicylic để hạn chế dầu nhờn trên da.
Bình luận của bạn