Buồn tiểu tiện thường xuyên là một trong những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Cách tốt nhất để trị viêm bàng quang là gì?
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu với trà atiso đỏ - hibiscus
Hơn nửa phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Phụ nữ dễ bị nhưng cũng dễ phòng!
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu (UTI) là bệnh thường gặp ở phụ nữ với các triệu chứng như: Buồn tiểu tiện thường xuyên nhưng khi đi chỉ ra được một chút nước tiểu; Đau khi tiểu tiện; Nước tiểu đục, có máu và có mùi nồng nặc. Cũng như bạn, nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng tiết niệu tái phát nhiều lần.
UTI gây ra bởi các vi khuẩn sống trong ruột sống trong âm đạo, vùng sinh dục và hậu môn di chuyển qua niệu đạo vào bàng quang và gây viêm bàng quang. Một số phụ nữ dễ bị nhiễm bệnh hơn do có các đặc điểm khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng bám vào niêm mạc niệu đạo. Đó cũng là lý do khiến bệnh nhiễm trùng tiết niệu tái phát có xu hướng "chạy" trong gia đình.
Yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tiết niệu thay đổi theo độ tuổi. Chẳng hạn, trước khi mãn kinh, yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là quan hệ tình dục và sử dụng chất diệt tinh trùng. Hoạt động tình dục có thể đưa vi khuẩn lên niệu đạo và vào bàng quang; Chất diệt tinh trùng có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại phát triển. Sau khi mãn kinh, lượng lợi khuẩn Lactobacilli trong âm đạo giảm xuống, khả năng làm rỗng bàng quang của cơ thể cũng yếu đi. Cả hai yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của phụ nữ trong độ tuổi này.
Cách tốt nhất để ngừa tái phát UTI là uống kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu:
- Uống 1 liều thấp mỗi ngày trong 6 tháng hoặc lâu hơn;
- Uống một liều duy nhất ngay sau khi quan hệ tình dục, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm trùng tiểu có xu hướng tái phát sau quan hệ;
- Mua sẵn thuốc và uống ngay khi phát hiện các triệu chứng UTI đầu tiên.
Lưu ý, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần có sự đồng ý và tư vấn của bác sỹ, bạn không nên tự ý uống thuốc bởi việc này có thể khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Nếu bạn không muốn uống thuốc kháng sinh, bạn có thể tham khảo hai phương án sau:
- Sử dụng viên đặt sâm đạo có chứa lợi khuẩn Lactobacillus.
- Uống nước ép quả nam việt quất có thể làm giảm tần suất tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, bạn phải uống 250ml nước ép mỗi ngày trong vòng 6 - 12 tháng. Thức uống này cũng nhiều đường và calorie không có lợi cho sức khỏe.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn