Đái tháo đường type 3/tiểu đường type 3 là gì?
7 sự thật có thể bạn chưa biết về đái tháo đường type 2
Khoa học chứng minh 9 cách giúp giảm nhẹ bệnh đái tháo đường
Ăn nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường
Quản lý đái tháo đường, đừng quên 6 điều này
Đái tháo đường type 3 là gì?
Đái tháo đường type 1 và type 2 khi không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng như làm hỏng mạch máu, dây thần kinh và các cơ quan cơ thể. Nó cũng có thể dẫn đến mù lòa và mất chân, tay.
Các nhà nghiên cứu cho hay đái tháo đường type 3 cũng gây ra các kiểu thoái hoá này, nhưng lại xảy ra trong não bộ.
Trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan giữa đái tháo đường - chứng sa sút trí tuệ và cho thấy trong nhiều trường hợp, 2 bệnh này có thể có cùng một nguyên nhân. Điều đó đã được đề cập tới trong The Alzheimer's Solution - cuốn sách mới xuất bản của BS. Dean và BS. Ayesha Sherzai.
Cuốn sách The Alzheimer's Solution (tạm dịch: Giải pháp cho bệnh Alzheimer)
Như đã biết, đường đơn glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đái tháo đường xảy ra khi đường không thể đi tới các tế bào cần nó. Thay vào đó, đường tập trung trong máu và “bỏ đói” các tế bào. Vì não phụ thuộc vào lượng glucose, nên nó cũng có thể bị số phận tương tự khi hệ thống điều hòa đường của cơ thể hoạt động sai cách.
“Sự rối loạn glucose ở bất kỳ mức độ nào, trong một khoảng thời gian kéo dài, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh Alzheimer”, BS. Sherzai cho biết.
Đường huyết vào não bộ
Cho đến nay, phần lớn thông tin về đái tháo đường type 3 xuất phát từ nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và đái tháo đường. Nhưng theo BS. Michele Tagliati, chuyên gia về thần kinh học tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Mỹ), bệnh đái tháo đường cũng có thể liên quan đến các loại bệnh thoái hóa thần kinh khác.
BS. Tagliati nhận thấy rằng có rất nhiều sự chồng chéo giữa bệnh Parkinson và đái tháo đường. Từ các bằng chứng cho thấy tiền đái tháo đường có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự thoái hóa thần kinh. BS. Tagliati cũng đang tiến hành một thử nghiệm đối chứng với giả dược để đánh giá loại thuốc điều trị đái tháo đường được chấp thuận. Mục đích là để xem liệu nó có thể có lợi ích gì cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson.
“Các hình ảnh sẽ cho chúng ta thấy được cách não sử dụng glucose có nhiều không”, BS. Tagliati cho hay.
Như đã nói, đái tháo đường là một rối loạn nội tiết bắt đầu bằng sự rối loạn chức năng tiêu hóa. Khi đường vào máu, tuyến tụy sản sinh ra insulin - hormone hoạt động như một chìa khóa hóa học giúp mở ra các tế bào của cơ thể để cho phép glucose đi vào bên trong. Bệnh nhân đái tháo đường sẽ không có đủ insulin để “mở khóa” tế bào, khiến chúng bị “đói” và đường sẽ tích tụ lại trong máu.
Cách thức insulin tác động tới đái tháo đường đã được phát hiện từ năm 1920, nhưng Tagliati cho rằng, các nhà nghiên cứu gần đây mới chỉ ra cách thức quá trình này ảnh hưởng đến não. Theo đó, ngoài cơ, gan hoặc thận, còn có rất nhiều thụ thể insulin trong não.
Mặc dù có rất nhiều mối liên hệ giữa đường huyết cao (hyperglycemia) và bệnh thoái hóa thần kinh, nhưng nó không phải là một kết hợp hoàn hảo. Vì có người chỉ mắc một bệnh trong số đó. Ngay cả với bệnh Alzheimer, nhiều nghiên cứu cho đến nay cho thấy rằng đái tháo đường vẫn chỉ là một yếu tố nguy cơ, chứ không phải là một đảm bảo tất yếu bệnh nhân sẽ mắc bệnh thoái hóa thần kinh trong tương lai.
Tuy nhiên, BS, Tagliati khẳng định vẫn còn rất nhiều sự trùng hợp ngẫu nhiên đang được nghiên cứu và bệnh nhân đái tháo đường vẫn cần lưu ý điều đó để điều trị và phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh.
Tác động của đường và chất béo
Một kết nối khác giữa bệnh đái tháo đường và chứng sa sút trí tuệ là cả hai bệnh này đều có thể phòng ngừa được.
Theo TS.BS Carolyn Dean, chế độ ăn uống của người hiện đại đóng một vai trò rất lớn trong sự gia tăng của bệnh thoái hóa. Đặc biệt là chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn…
Vì cơ thể sử dụng glucose để sản sinh năng lượng, nên nhiều người nghĩ rằng ăn nhiều đường làm tăng năng lượng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lâu dài của chế độ ăn uống có hàm lượng đường cao lại vô cùng nguy hiểm.
Trong một cơ thể khỏe mạnh bình thường, chỉ có ít hơn 1 thìa cà phê đường trong máu. Tuy nhiên, uống 1 lon soda sẽ làm tăng lượng đường trong máu ấy lên gấp 10 lần. Khi ấy, tuyến tụy buộc phải giải phóng thêm insulin để đẩy lượng đường dư thừa vào trong tế bào. Cái chính là cơ thể con người không được thiết kế để xử lý lượng đường cao như thế trong thời gian dài và sẽ gây ra nhiều biến chứng.
Bộ não vì thế cũng bị liên lụy. Trong một nghiên cứu từ năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Đại học California (UCLA, Mỹ) đã chứng minh rằng những con chuột tiêu thụ chế độ ăn nhiều đường thường bị thiếu hụt kiến thức và trí nhớ kém.
Chất béo lành mạnh có thể giúp làm chậm lại xu hướng tiêu cực này. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, những con chuột ăn nhiều đường được bổ sung acid béo omega-3 có bị suy giảm nhận thức ít hơn đáng kể.
Theo TS.BS Dean, để chống lại căn bệnh thoái hoá nên bắt đầu bằng những “vật liệu xây dựng” tốt. Não chủ yếu là chất béo, vì vậy, bạn phải ăn chất béo lành mạnh để giúp não hoạt động tối ưu.
Bình luận của bạn