- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ra mồ hôi tay quá nhiều?
5 bước giúp đối phó với chứng ra mồ hôi nhiều
Chọn áo mưa cho người bị tăng tiết mồ hôi, ra mồ hôi nhiều
Đổ mồ hôi nhiều ban đêm cảnh báo 7 bệnh nguy hiểm
5 cách đơn giản để ngăn ngừa mồ hôi và mùi cơ thể
Ra mồ hôi tay ở trẻ em có thể do những nguyên nhân như dưới đây:
Tăng tiết mồ hôi
Theo một nghiên cứu của Đại học California tại Los Angeles (Mỹ) năm 2002 đăng tải trên Tạp chí Vascular Surgery, tăng tiết mồ hôi còn được gọi là hội chứng mồ hôi lòng bàn tay, là một rối loạn di truyền gây ra quá nhiều mồ hôi tay và chân.
Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Samuel S. Ahn và các cộng tác viên tại Phòng Di truyền của Đại học California, khoảng 5% dân số Mỹ bị ra mồi hôi tay quá nhiều.
Điều trị tăng tiết mồ hôi tay có thể phải phẫu thuật, bác sỹ sẽ cắt dây thần kinh giao cảm ở tay. Theo tiến sỹ Ahn, thủ thuật này không ảnh hưởng đến kỹ năng vận động hoặc cảm giác ở bàn tay.
Lo âu
Ra mồ hôi tay là phản ứng thông thường đối với sự lo lắng. Theo KidsHealth.org, khi lo lắng, cùng với ra mồ hôi tay còn có các triệu chứng khác như: Nhịp tim đập nhanh, căng cơ, chân tay run rẩy và đau bụng.
Lo lắng thường xuyên có thể gây suy nhược. Nếu các triệu chứng lo lắng bắt đầu ảnh hưởng đến trẻ, khiến chúng không có khả năng hoạt động bình thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Liệu pháp hành vi có thể được áp dụng để điều trị chứng lo âu.
Ngất, bất tỉnh
Một số nguyên nhân có thể gây ngất như huyết áp thấp, mất nước, nóng quá, căng thẳng và sự thay đổi đột ngột về vị trí của cơ thể cũng tạm thời gây thiếu lưu lượng máu lên não, khiến người bệnh bị bất tỉnh.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, ngất xảy ra khi tập thể dục, tim đập nhanh, hoặc trong gia đình có tiền sử ngất xỉu. Các dấu hiệu cho thấy sắp ngất xỉu gồm: Ra mồ hôi tay, chóng mặt và buồn nôn. Khi có những dấu hiệu này, trẻ nên ngồi hoặc nằm xuống cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Anh Nguyễn H+ (Theo livestrong)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều
Bình luận của bạn