5 cách đơn giản để ngăn ngừa mồ hôi và mùi cơ thể

Mồ hôi và mùi cơ thể khiến nhiều người mất tự tin

7 biện pháp thảo dược cho mồ hôi nhiều

6 cách đơn giản ngăn ngừa mồ hôi nhiều

Làm thế nào để điều trị mồ hôi nhiều trên trán?

Đổ mồ hôi quá mức có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh

Mùi cơ thể không chỉ bắt nguồn từ nách, nó có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào có tuyến mồ môi như da đầu, bộ phận sinh dục, chân và thậm chí cả núm vú. Bản thân mồ hôi không có mùi. Khi cơ thể tiết mồ hôi, các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân huỷ các acid béo tạo ra mùi khó chịu.

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Nên hạn chế các loại thực phẩm và gia vị như hành tây, tỏi, cà ri… bởi khi tiêu hóa các loại thực phẩm này cơ thể sẽ sản xuất ra khí lưu huỳnh được hấp thụ vào máu và thoát ra ngoài thông qua phổi và lỗ chân lông. Điều này khiến cho hơi thở và cơ thể có mùi đặc trưng không mấy dễ chịu. Nếu bạn không ăn những loại gia vị trên mà cơ thể và miệng vẫn có mùi khó chịu, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà lên lưỡi của bạn để cải thiện mùi.

Nên hạn chế ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi, cà ri

Giảm mức độ căng thẳng của bạn 

Khi bạn tập thể dục hoặc khi nhiệt độ cao, cơ thể tiết mồ hôi để cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Ngoài ra, lo lắng, căng thẳng có thể tác động lên hệ thần kinh thực vật, gây co mạch, giải phóng adrenalin – hormone làm tăng nhịp tim, đồng thời kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, nhất là vùng nách, bẹn đổ mồ hôi liên tục. 

Sử dụng giấm táo

Các loại acid được tìm thấy trong giấm táo hoặc nước cốt chanh giúp ức chế sự tăng trưởng vi khuẩn làm cho cơ thể có mùi. Tuy nhiên giấm táo và nước cốt chanh có thể khiến da bị kích ứng vì vậy chỉ dùng giấm táo hoặc nước cốt chanh xoa vào nách khi nách không có tổn thương nào.

Giấm táo giúp hạn chế mồ hôi và mùi cơ thể hiệu quả

Cách dùng giấm táo: Dùng bông tẩm trực tiếp dấm lên nách và chân, khu vực có mùi hôi, có tác dụng trị ngứa và diệt khuẩn... Bạn cứ để vậy ngủ qua đêm, sáng sau bạn chỉ cần rửa lại bằng xà phòng là được. Tuần làm 2 lần là đủ.

Xem xét việc tiêm botox

Nếu bạn bị ra mồ hôi quá nhiều mặc dù đã áp dụng các phương pháp khác thì bạn nên tiêm botox. Khi botox được tiêm vào da, chúng sẽ ảnh hưởng đến các tín hiệu giữa các dây thần kinh và tuyến mồ hôi ở lớp hạ bì. Độc tố botulism làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine khiến tuyến mồ hôi không nhận được tín hiệu cần “sản xuất” mồ hôi, từ đó mồ hôi sẽ tiết giảm. Chính vì vậy, năm 2004, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đồng ý cho sử dụng botox trong điều trị mồ hôi nhiều vùng nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Tiêm botox giúp điều trị mồ hôi nhiều hiệu quả

Trà hoặc viên uống thảo dược

Trà thảo dược là một sự lựa chọn tốt để loại bỏ mồ hôi thừa và giảm bớt mùi mồ hôi. Trà cây xô thơm đặc biệt hiệu quả với chi em phái đẹp, độ an toàn cao. Vitamin B có trong cây xô có tác dụng giảm bớt mồ hôi thừa, Magne có trong trà cây xô thơm cũng giảm bớt sự hoạt động của tuyến mồ hôi.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể, rất nhiều chuyên gia khuyên rằng, sử dụng thảo dược như Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ… dưới dạng chế phẩm viên nén sẽ mang những lợi ích tối ưu nhất cho người bệnh. Không chỉ làm săn se bề mặt da, tăng cường sức bền của da để hạn chế tình trạng thoát mồ hôi ra bên ngoài, các thảo dược này còn giúp trấn tĩnh hệ thần kinh thực vật, tác động tận gốc căn nguyên bệnh, nhờ đó làm giảm mồ hôi một cách tự nhiên và bền vững nhất.

Thùy Trang H+

Gợi ý sản phẩmThực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh - Không còn ám ảnh mồ hôi nhiều

7 biện pháp thảo dược cho mồ hôi nhiều - Ảnh 3

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết