Ngứa "vùng kín" không chỉ khiến chị em khó chịu mà đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Ngứa vùng kín có phải do dùng thuốc kháng sinh?
Vùng kín có mùi – Chẳng dám “yêu”!
Giải pháp nào cho “vùng kín” nặng mùi?
Những thói quen gây hại cho vùng kín
Bác sỹ chuyên khoa I Sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà – Nguyên bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, cho biết: Nấm “vùng kín” hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men, nấm candida là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, kể cả nam giới. Tình trạng này chủ yếu do vi khuẩn thường trú trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nhiễm nấm candida có thể gây nhiễm trùng. Nấm candida không phải là bệnh nguy hiểm nhưng hay tái phát nếu điều trị không liên tục hay vệ sinh không đúng cách.
Dấu hiệu dễ nhận biết của nấm candida là khí hư nhiều, màu trắng, đóng mảng lợn cợn gây đau rát, ngứa, giao hợp đau buốt, tiểu rát, nặng hơn có thể gây phù nề vùng kín, đau trằn bụng dưới….
Nấm candida tuy phiền toái nhưng lại là bệnh dễ phòng ngừa
Nấm candida tuy phiền toái nhưng lại là bệnh dễ phòng ngừa. Mùa hè nắng nóng, “vùng kín” của chị em dễ ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, gây ngứa, viêm nhiễm. Có một vài cách hay chị em có thể tham khảo để phòng ngừa nấm “vùng kín”:
- Phơi quần lót ra nắng, hoặc là ủi đáy quần lót, không phơi quần lót chỗ kín thiếu ánh nắng;
- Không sử dụng băng vệ sinh hàng ngày;
- Khi vệ sinh "vùng kín" nhớ rửa từ trước ra sau, không rửa từ sau ra trước;
- Không sử dụng thường xuyên nước rửa phụ khoa, chỉ sử dụng trong thời gian điều trị bệnh, sau quan hệ, có kinh hoặc khi có mùi;
- Lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh và sau khi tắm. Nấm men có thể sống khỏe ở những vùng ẩm ướt;
- Ăn sữa chua: Mùa nóng, hãy tăng cường ăn sữa chua vì giúp kiểm soát sự tăng trưởng của nấm men;
- Điều trị sớm: Nếu bị nhiễm nấm, cần đi khám phụ khoa và điều trị càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn