Phụ gia thực phẩm hay chất dùng cho công nghiệp?

Đa số người tiêu dùng mập mờ về phụ gia thực phẩm mà mình sử dụng hàng ngày

Phát hiện hàng trăm lít phụ gia thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc

Cảnh báo phụ gia thực phẩm độc hại gia tăng

Bộ Y tế mở đợt kiểm tra việc sử dụng phụ gia thực phẩm

Tạm giữ 1,2 tấn phụ gia thực phẩm lậu và 740kg hóa chất quá đát

Vi phạm sử dụng phụ gia thực phẩm phạt đến 100 triệu đồng

Phụ gia thực phẩm hay chất tẩy bồn cầu?

Cách đây không lâu, dư luận vẫn còn chưa khỏi bàng hoàng trước nghi án thi thể chị Huyền bị đối tượng gây án phi tang bằng một loại chất ninh nhừ xương chỉ trong 10 phút. Thực hư về nghi án trên vẫn chưa có lời giải nhưng tác dụng “phá hủy” của loại bột này là hoàn toàn có thật. Nếu sử dụng bột này để ninh xương thì chỉ mất khoảng 10 phút là xương đã nhừ thay vì ninh vài tiếng như thông thường.

Chất có công dụng “thần kỳ” này có công thức hóa học là NaHCO3, tên hóa học là Sodium bicarbonate. Theo quy định của bộ Y tế, nó được dùng 1 - 2 thìa (45 gram/kg) trong 1kg thực phẩm để chế biến. Chất dùng để chế biến thực phẩm đòi hỏi phải có màu trắng, không mùi, không vị và có độ tinh khiết chuẩn. Bột nhừ dùng làm thực phẩm có thể mua ở các hiệu thuốc, có tem mác đúng quy định. Tuy nhiên, đa số những chất hiện nay đang được bán ngoài thị trường là những chất xuất xứ từ Trung Quốc, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể cũng như không có nhãn mác hay tem nên người sử dụng không thể phân biệt được đâu là chất dùng trong công nghiệp (tẩy bồn cầu) đâu là chất dùng trong thực phẩm. Những chất được bán ngoài chợ là những chất không tinh khiết, có hại cho người dùng và bị cấm bán.

Chỉ sau vài phút trao đổi, nhóm phóng viên đã mua được chất ninh nhừ của một chủ cửa hàng đồ khô tại chợ Thành Công A với giá 25.000 đồng/lọ

Nếu người dân muốn mua loại bột này để ninh nhừ xương thì phải tìm mua ở những hiệu thuốc mới là loại bột được phép dùng trong thực phẩm. Tuy nhiên, ngay cả chính những người tiêu dùng cũng không hiểu rõ về quy cách sử dụng của chất này.

Dạo qua một lượt chợ Thành Công A, chúng tôi đã hỏi mua được chất ninh nhừ xương một cách dễ dàng.  Ghé vào một cửa hàng bán đồ khô ngay đầu chợ, những lọ hóa chất này được bày bán rất công khai, thoáng nhìn qua cũng có thể nhận ra đó là bột ninh nhừ xương. Chúng tôi hỏi mua, bà chủ cửa hàng tên D. liền lấy một lọ trong bịch nilong có khoảng gần chục lọ khác đưa cho chúng tôi với giá 25.000 đồng một lọ. Bà D. còn hướng dẫn cách sử dụng rất cặn kẽ: “muốn nước xương không bị đục, cháu phải mở vung liên tục trong khi ninh, chứ đậy vung nước xương sẽ bị đục, màu không đẹp vì thịt thôi ra. Một lọ này cháu chia ra là dung được khoảng 10 lần, mỗi lần hơn một cân xương” Chúng tôi vờ là nếu dùng thử một lọ thấy hiệu quả, chúng tôi sẽ mua với số lượng nhiều. Bà D. ban đầu còn e dè, chỉ chúng tôi ra chợ Đồng Xuân mua là có, bao nhiêu cũng được. Sau đó, bà lại “hợp đồng” lại ngay: “Nếu cháu lấy nhiều, bác lấy 20.000 một lọ thôi, cứ lấy qua chỗ bác cũng được. Chỉ cần gọi trước cho bác nửa buổi là có ngay vì bác còn phải đi lấy về nữa.”Nói xong, bà D. cho chúng tôi card có tên, địa chỉ, số điện thoại của bà để chúng tôi tiện liên lạc.

Bà D. cho chúng tôi card để tiện mua bán khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua với số lượng lớn bột ninh nhừ

Lọ bột ninh xương mà bà D. bán cho chúng tôi chắc chắn là chất không được dùng cho chế biến thực phẩm. Bên ngoài lọ có in dòng chữ rất to, màu xanh “BICARBONATE OF SODA” và dòng chữ “Kings” màu trắng ở bên trên. Tất cả những thông tin về sản phẩm đều được viết bằng tiếng Anh. Khi mở nắp lọ, có mùi hơi khai.

Thái độ quá ư “hồn nhiên” của người bán hàng khiến chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu rằng những người bán như bà D. có biết được tác hại của những hóa chất này đối với sức khỏe của người tiêu dùng hay không?

Mập mờ về thông tin sản phẩm và cách sử dụng

Thị trường bán chất phụ gia online cũng không kém phần sôi động và nhộn nhịp. Có hàng trăm loại phụ gia thực phẩm khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng được rao bán như phụ gia thực phẩm cho nem giờ chả; phụ gia thực phẩm chống oxy hóa; phụ gia cho thạch rau câu; phụ gia tẩy trắng bún, mỳ phở…người tiêu dùng tha hồ lựa chọn trong một “bể” các chất được gọi là “phụ gia” này. Tuy nhiên, những chất đó có thực chất là phụ gia hay không, có được dùng trong thực phẩm hay không và liều lượng cách dùng ra sao thì người tiêu dùng khó mà biết được.

 Mặc dù đã báo chí đã nói nhiều về chất NaHCO3 (hay còn gọi với cái tên dân giã là bột ninh nhừ) nếu không tinh khiết thì không được dùng trong thực phẩm nhưng trên nhiều trang bán hàng trực tuyến, nó được xếp vào nhóm phụ gia thực phẩm. Chất này được đóng trong những bao bì khối lượng lớn 25kg, có dòng chữ rất to “Made in China”, có xuất xứ Trung Quốc, được bán với giá 8.500 đồng.

Ngoài những thông tin trên, công dụng của chất chủ yếu được miêu tả trong ngành công nghiệp, rất ít nói đến công dụng trong chế biến thực phẩm. Nhà cung cấp cũng không có khuyến cáo hay lưu ý cho người sử dụng, như vậy sẽ rất mập mờ cho người tiêu dùng khi mua những sản phẩm như thế này. Điển hình như trên trang phugiathucphamvmc.com, khi người mua hàng click vào phần “Hướng dẫn sử dụng”của bất kỳ một chất phụ gia nào đều không có thông tin. Hơn nữa, nhiều chất còn sử dụng toàn tiếng Anh hoặc tiếng Trung chẳng khác nào đánh đố người tiêu dùng.

Đây là những thông tin cung cấp trên sản phẩm, khi click vào mục "hướng dẫn sử dụng" của sản phẩm thì không có bất kỳ thông tin nào

Nhiều hóa chất dùng để tẩy trắng, tạo giai giòn… vẫn được phân loại chung vào mục “Phụ gia thực phẩm” trên các trang bán hang online khiến người mua dễ nhầm lẫn mục đích sử dụng của những chất đó. Rất nhiều chất sử dụng cho công nghiệp cũng được xếp vào mục phụ gia thực phẩm, được đóng trong những bao bì có khối lượng lớn trên 20kg, không có hướng dẫn sử dụng cụ thể hoặc in nguyên bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc mà không có tiếng Việt nên rất khó cho người sử dụng. Chỉ cần người mua hàng nhận mua với số lượng lớn là sẽ có dịch vụ giao hàng tận nơi, người mua không cần phải đến tận cơ sở kinh doanh lấy. Giá cả hợp lý, giao dịch nhanh nhưng chất lượng thì không có gì đảm bảo. 

Chất ninh nhừ không tinh khiết, không được dùng trong thực phẩm có chứa nhiều chì, asen, thủy ngân…rất có hại cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

T.Nga - Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng